Sim So Dep , Sim Phong Thuy
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

'Chỉ sợ không kịp viếng Đại tướng'

Go down

'Chỉ sợ không kịp viếng Đại tướng' Empty 'Chỉ sợ không kịp viếng Đại tướng'

Bài gửi  chilaemthoi Thu Oct 10, 2013 1:51 pm

6h30 sáng, cánh cửa nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa mở, bà Trần Thị Lộc (90 tuổi) mừng rỡ thốt lên: 'Thế là được vào với Đại tướng rồi'.



Dù tuổi đã cao, bà Trần Thị Lộc vẫn dậy rất sớm để được vào viếng Đại tướng. Ảnh: Quý Đoàn.


Cũng như cả nghìn người đang xếp hàng bên ngoài, bà Lộc đứng từ 2h sáng nhưng chưa phải người đầu tiên có mặt ở phố Hoàng Diệu sớm nay. Thương cụ bà sức yếu nên mọi người đều nhường cho cụ Lộc vào trước.

Bà cụ lưng còng khó khăn cúi người, đặt cành cúc vàng ngoài sân rồi bước thật nhanh lên cầu thang, đôi chân trực khụy xuống. May mắn, hai thanh niên bên cạnh xốc nách bà dìu đi. Bà tự mình cúi đầu đi qua di ảnh Đại tướng, nhắm đôi mắt đã mờ mặc niệm vài giây như muốn níu giữ khoảnh khắc này. Rồi cụ dẫn đoàn người đầu tiên ra khỏi căn nhà Đại tướng. Bà cụ không khóc, khuôn mặt trầm tư.




Những người lớn tuổi nhớ về Đại tướng và những người thân đã mất trong chiến tranh. Ảnh: Phan Dương.


Theo thông báo, hôm nay, mùng 10/10, là ngày cuối cùng được vào viếng Đại tướng ở nhà riêng 30 Hoàng Diệu, Hà Nội. Cả đêm qua, hàng nghìn người đã chờ trên các phố Điện Biên Phủ, Hoàng Diệu, Lê Hồng Phong. Hầu như tất cả không ngủ, vì chờ viếng Đại tướng mà có dịp quen biết nhau. Các nhóm già trẻ, nhiều thành phần ngồi xúm lại. Câu chuyện của họ nói nhiều về hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, lần giải phóng Thủ Đô, trận Điện Biên Phủ, chiến trường Miền Nam, Nam Lào, chiến tranh biên giới... Và dĩ nhiên, họ không quên nói về người "anh cả" của mình với tất cả niềm trân quý.

Đoàn cựu chiến binh thị trấn Nễnh (Việt Yên, Bắc Giang) không ngủ đêm qua, bởi hơn 2h sáng, 67 cựu chiến binh và thân nhân liệt sĩ chia làm hai xe đã xuống Thủ đô viếng Đại tướng. Đến nơi gần 4h, các cựu chiến binh nhanh chóng xếp vào hàng. Hơn 7h, những người lính năm xưa đã được vào viếng vị Tổng tư lệnh của họ. Ông Lê Văn Thanh (56 tuổi) mắt mũi đỏ hoe, không kìm được hai hàng nước mắt chảy dài.

Người cựu chiến binh hạng 3/4 nhấc đôi chân mang di chứng từ cuộc chiến biên giới phía Bắc, ông cho biết từ hôm nghe Đại tướng qua đời, ông đã khóc rất nhiều. Khoảng thời gian đau thương mà anh hùng ngày xưa vọng về. Vợ chồng ông đang phân vân "phải làm sao để tỏ được lòng thành kính với bác đây" thì thấy trên báo đài rất nhiều người đi viếng. Ông Thảo, bà Lộc đang lên kế hoạch thì hay tin đoàn cựu chiến binh của huyện cũng tổ chức cho anh em cùng đi.

"Hôm nay là ngày cuối rồi, chúng tôi sợ đi muộn không được vào viếng nên hẹn nhau đi sớm. Hơn 2h, anh em đã tập trung ở văn phòng hội cựu chiến binh của thị trấn. Đến Hà Nội chưa tới 4h, chỉ phải xếp hàng 3 tiếng đã được vào viếng rồi", ông Thảo nói.




Ông Thảo và các đồng đội có mặt ở Hà Nội lúc 4h sáng. Ảnh: Phan Dương.


Trong đoàn người nối nhau vào, nối nhau ra, có một cụ ông mặc áo lính, được một người lính trẻ hơn dìu đi, trò chuyện. Ai cũng tưởng họ là bố con nhưng kỳ thực họ vừa quen nhau được vài phút trong lúc xếp hàng. Anh Đoàn Phương Nam (52 tuổi), cựu chiến binh quận Thanh Xuân, đến xếp hàng qua đêm ở đây. Anh đã gặp được rất nhiều người lính từng có một thời "khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt" như mình, trong đó có cụ Vũ Ngọc Long nhỏ người, già yếu, bước đi khó khăn. Anh đã giúp cụ cùng đi. "Là người lính thì đi đâu cũng thân nhau", anh Nam cho biết.

Ông Long năm nay 85 tuổi, là cựu chiến binh quận Thanh Xuân, từng là bộ đội hỏa tuyến, chiến đấu ở nam Lào. Ông cụ cho biết rất khâm phục Đại tướng Võ Nguyên Giáp. "Đại tướng nhân hậu trong đời thường, tài thao lược trên chiến trường. Bao nhiêu tướng Pháp, tướng Mỹ đều bại dưới tài trí của Đại tướng".

Sức yếu không thể đi được nhưng bà Nguyễn Thị Lộc (78 tuổi, Tả Thanh Oai) bật khóc, đòi đi viếng Đại tướng mấy hôm nay. Sáng 10/10, bà cụ bám theo vài người hàng xóm đi cùng. Nước mắt chảy dài trên khuôn mặt nhăn nheo, bà cụ nói: "Bác Giáp đi rồi, tôi thương Bác, lại thương em trai mình. Nhà tôi có hai chị em, em tôi đi bộ đội bên Lào, mất không tìm được thi thể. Ngày xưa còn có mẹ già chăm sóc, từ ngày mẹ mất, tôi càng cô quạnh hơn. Thương em tôi chết không thấy xác".

Từ Thái Bình, ông Hoàng Đức Tùng (70 tuổi) cũng cùng vợ, con cái đi viếng. Ông bắt xe lên Hà Nội từ hôm qua, đến nơi không kịp viếng. Vợ chồng, con cái ông lại dắt nhau về Thanh Trì qua đêm. 3h sáng nay, gia đình ông đến xếp hàng. "Lúc nghe tin bác mất, tay chân tôi rụng rời, lạnh ngắt. Nỗi đau này không có gì bù đắp được. Tôi đi viếng Đại tướng để trọn tình nghĩa người lính năm xưa", ông sụt sùi.




Nhiều người dân Hà Nội phục vụ bánh mì, nước miễn phí cho bà con đứng xếp hàng viếng Đại tướng. Ảnh: Phan Dương.


Chứng kiến tình cảm của nhân dân từ khắp mọi miền tổ quốc đi viếng Đại tướng, chị Thu, chủ quán cà phê trên đường Điện Biên Phủ, bày tỏ sự xúc động. Theo chị, tình cảm đó là minh chứng xác đáng cho những cống hiến trọn đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vì nền hòa bình của Việt Nam. Công lao của ông được mọi tầng lớp nhân dân thấu hiểu và mong muốn được tỏ lòng. 

Từ ngày 6/10, chị Thu và nhân viên quán cà phê đã ra trước cửa phát bánh mì. Mỗi ngày, chị phát từ 5.000 đến 7.000 chiếc. Hôm nay đã là ngày thứ 5 chị làm việc này. "Tình cảm của mọi người lớn, hành động của tôi nhỏ nhặt, không đáng nói", chị vừa nói, vừa nở nụ cười, tay phát bánh mì, nước uống cho bà con.

Phan Dương

chilaemthoi

Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết