'Đau đớn biết tin Đại tướng mất sau một ngày vào thăm'
Trang 1 trong tổng số 1 trang
'Đau đớn biết tin Đại tướng mất sau một ngày vào thăm'
"Tôi vào thăm tướng Giáp, lúc đó anh rất yếu và thở hắt ra. Một cảm giác mất mát, đau đớn xâm chiếm tôi khi con trai Đại tướng thông báo anh đã từ trần một ngày sau đó", Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên tâm sự với VnExpress.net.
- Khi nghe tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội nhân dân Việt Nam qua đời, cảm giác của ông ra sao?
- 6h tối hôm trước tôi vào thăm Đại tướng thấy sức khỏe của anh rất yếu, nằm thở hắt ra. Xung quanh anh, người thân và các y bác sỹ túc trực chăm sóc. Hơn 6h tối hôm qua thì Nam (con trai Đại tướng) gọi điện báo cho tôi anh đã ra đi. Cảm giác đau đớn, mất mát xâm chiếm lấy tôi dù đã biết trước chuyện này khó tránh khỏi. Tôi mất đi một cấp trên tài giỏi, một người anh thân thiết, còn đất nước, thế giới mất đi một danh tướng tài ba.
- Vốn là đồng hương, rất gần gũi với Đại tướng, trong những năm cuối đời, khi có dịp vào thăm, Đại tướng chia sẻ với ông những trăn trở gì về nhân tình thế thái?
- Thường thì mỗi tháng tôi vào thăm Đại tướng một lần. Những năm đầu tiên nằm viện, anh vẫn minh mẫn, vui vẻ trò chuyện với mọi người. Chúng tôi thường nói chuyện với nhau về sức khỏe, không nói những chuyện khác vì bác sĩ khuyên Đại tướng hạn chế nói.
Nhưng mỗi lần gặp Đại tướng thì kỷ niệm về thời binh nghiệp lại sống dậy. Trên thế giới, chưa một vị tướng nào đánh thắng được hai đế quốc hùng mạnh là Pháp, Mỹ, nhưng Tướng Giáp đã làm được. Cuộc kháng chiến chống Pháp bắt đầu bằng giáo mác, cuộc kháng chiến chống Mỹ ta cũng yếu hơn. Biết rõ khó khăn của đất nước, quân đội, nhân dân nhưng anh đã không lùi bước, dám đương đầu, dùng nghệ thuật lấy ít thắng nhiều, lấy thô sơ thắng hiện đại, lấy thời gian dài để thắng "tốc chiến tốc thắng" của địch.
Tướng Đồng Sỹ Nguyên cảm thấy mất mát, đau đớn khi đại tướng Võ Nguyên Giáp, người anh thân thiết mà ông đã sát cánh suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ ra đi. Ảnh: Hoàng Thùy.
Tướng Giáp đã tạo sức mạnh quân đội từng bước, theo từng chiến dịch. Mình thế yếu, muốn đánh địch thì phải tập trung lực lượng lại một chỗ, đánh ở một hướng. Cứ như thế, hết chiến dịch này đến chiến dịch khác, Đại tướng giành thắng lợi cho đến chiến dịch cuối cùng ở Điện Biên Phủ.
Chuyển sang cuộc chiến tranh chống Mỹ, địch cũng mạnh hơn ta cả về quân đội, vũ khí, tiềm năng. Nhưng Tướng Giáp so sánh tương quan lực lượng không chỉ ở quân đội mà còn cả nhân dân, ông cho rằng Mỹ có đội quân nhưng chúng ta có cả dân tộc. Dân tộc đồng lòng thực hiện chiến tranh nhân dân thì nhất định thắng lợi. Đây cũng là tư tưởng mà Đại tướng đã thấm nhuần của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi". Để rồi đưa ra mệnh lệnh "Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng phút, từng giờ; xốc tới mặt trận; giải phóng miền Nam; quyết chiến và toàn thắng!", làm nên chiến thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, thống nhất đất nước.
- Từng là tư lệnh binh đoàn Trường Sơn, ông nhớ nhất kỷ niệm nào trong cuộc đời binh nghiệp với Đại tướng Võ Nguyên Giáp?
- Tôi là người trực tiếp làm việc với Đại tướng trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Hầu hết các chiến dịch tôi đều có mặt, phụ trách công tác tổ chức cán bộ. Có hai chuyện mà tôi không bao giờ quên được, đó là chiến dịch Hoàng Hoa Thám và Điện Biên Phủ.
Chiến dịch Hoàng Hoa Thám (1951) chọn đường 18 làm hướng tấn công chính, đoạn từ Bãi Thảo đến Uông Bí. Trong quá trình tấn công, chúng ta tiêu diệt được lực lượng lớn quân địch, phá vỡ một mảng hệ thống phòng ngự của chúng. Tuy nhiên, khi đến Mạo Khê, phòng thủ của địch bằng lô cốt, các trung đoàn đột phá không thành công. Lúc này, dù bộ đội rất hăng hái và sục sôi tinh thần chiến đấu, Tướng Giáp quyết định dừng chiến dịch, vì tiếp tục đánh chúng ta sẽ bị tổn thất nặng. Đây là quan điểm vì dân của đại tướng, và cho chúng tôi bài học: phải luôn biết địch biết ta, không chủ quan mà thiệt hại quân số.
Một sự kiện đáng nhớ nữa là trước khi mở chiến dịch Điện Biên Phủ, vào tháng 2/1953, Đại tướng phái tôi đi làm đặc phái viên mở mặt trận Trung Hạ Lào để hút địch về đó, mở mặt trận Điện Biên Phủ. Sau khi giải phóng được đường 12, mở mặt trận Trung Hạ Lào xuống phía Nam thì Đại tướng điện bảo tôi phải về ngay Điện Biên Phủ trong vòng 3 ngày. Tôi phải nhờ sư đoàn bố trí cho mượn một chiếc xe Jeep để về. Dọc đường chỗ nào xe không đi được thì xuống đẩy, đúng 3 ngày thì về đến Điện Biên.
Vào gặp Đại tướng, ông nói với tôi: "Điện cho chú về vì chiến trường Điện Biên thay đổi chiến thuật tác chiến, từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh chắc tiến chắc. Điều này cần phổ biến tư tưởng cho bộ đội, dù cán bộ có nhiều nhưng chú về để tăng thêm khả năng phái viên".
Theo tướng Đồng Sỹ Nguyên, Đại tướng rất gần gũi, thân thiết với đồng chí, đồng đội, quan tâm và tôn trọng cấp dưới. Ảnh tư liệu.
Đại tướng giải thích, chúng ta đã qua rất nhiều chiến dịch và chiến dịch này quyết định cuộc chiến tranh, phải đánh thắng. Muốn vậy, phải chuẩn bị thật đầy đủ về mọi mặt, cho dù chậm một thời gian nhưng chiến trường ở trong lòng dân cả nước nên không sợ. Chúng ta lùi thời gian để chuẩn bị tốt, đầy đủ, khi vào đánh chịu tổn thất ít nhất, giành được thắng lợi giòn giã nhất. Biết rằng sự thay đổi là khó khăn vì pháo đã kéo vào, bộ đội đã áp sát sào huyệt của địch, nhưng khó vẫn phải làm. Bộ đội phản ứng thì phải giải thích để họ hiểu, vì đó là chân lý, lẽ phải, lợi ích chung.
Tôi tuyệt đối tin tưởng vào Đại tướng, các anh em bộ đội cũng nghe theo, cuối cùng chúng ta có một chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.
- Được đánh giá là một trong những vị tướng tài ba nhất thế kỷ 20, Tướng Giáp còn nổi tiếng là người rất gần gũi với anh em, đồng chí, đồng bào. Ông có chia sẻ những kỷ niệm nào về Đại tướng ở khía cạnh này?
- Là một danh tướng nhưng khi đi xuống các chiến dịch, Tướng Giáp đều tranh thủ đi thăm bộ đội. Người đi thăm cả nơi ăn chốn ở, động viên cấp dưới. Tôi ở gần Đại tướng trong thời gian dài nhưng chưa bao giờ thấy người nổi nóng hay to tiếng. Đó là vị tướng đáng kính.
Khi tôi ở chiến trường Trường Sơn, Đại tướng thường nhắc ông Đinh Đức Thiện (Tổng cục hậu cần) là: "Chú Nguyên hay hút thuốc, chú cố gắng gửi thuốc vào cho chú ấy". Quả thật chiến trận liên miên, tôi phải thức trắng nhiều nên hút thuốc cho đỡ căng thẳng. Sau này biết chuyện, tôi đã bỏ thuốc lá, nhưng rất xúc động trước sự quan tâm của Đại tướng với cấp dưới như mình.
- Là nhân cách lớn, Tướng Giáp mất đi để lại nhiều cảm xúc cho nhân dân, bạn bè quốc tế. Theo ông, quân và dân ta nên có nghĩa cử tôn vinh Đại tướng như thế nào?
- Quân đội và nhân dân đều buồn và đau xót khi Tướng Giáp ra đi. Theo tôi thế hệ trẻ cần cố gắng học tập Đại tướng ở tính độc lập, tự chủ, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, yêu thương nhân dân, bộ đội. Người cũng rất tôn trọng bạn bè, cấp dưới. Đại tướng ra đi, mỗi chúng ta, nhất là quân đội càng phải nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ với Tổ quốc. Đó là cách tốt nhất để tri ân Tướng Giáp.
Hoàng Thùy
- Khi nghe tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội nhân dân Việt Nam qua đời, cảm giác của ông ra sao?
- 6h tối hôm trước tôi vào thăm Đại tướng thấy sức khỏe của anh rất yếu, nằm thở hắt ra. Xung quanh anh, người thân và các y bác sỹ túc trực chăm sóc. Hơn 6h tối hôm qua thì Nam (con trai Đại tướng) gọi điện báo cho tôi anh đã ra đi. Cảm giác đau đớn, mất mát xâm chiếm lấy tôi dù đã biết trước chuyện này khó tránh khỏi. Tôi mất đi một cấp trên tài giỏi, một người anh thân thiết, còn đất nước, thế giới mất đi một danh tướng tài ba.
- Vốn là đồng hương, rất gần gũi với Đại tướng, trong những năm cuối đời, khi có dịp vào thăm, Đại tướng chia sẻ với ông những trăn trở gì về nhân tình thế thái?
- Thường thì mỗi tháng tôi vào thăm Đại tướng một lần. Những năm đầu tiên nằm viện, anh vẫn minh mẫn, vui vẻ trò chuyện với mọi người. Chúng tôi thường nói chuyện với nhau về sức khỏe, không nói những chuyện khác vì bác sĩ khuyên Đại tướng hạn chế nói.
Nhưng mỗi lần gặp Đại tướng thì kỷ niệm về thời binh nghiệp lại sống dậy. Trên thế giới, chưa một vị tướng nào đánh thắng được hai đế quốc hùng mạnh là Pháp, Mỹ, nhưng Tướng Giáp đã làm được. Cuộc kháng chiến chống Pháp bắt đầu bằng giáo mác, cuộc kháng chiến chống Mỹ ta cũng yếu hơn. Biết rõ khó khăn của đất nước, quân đội, nhân dân nhưng anh đã không lùi bước, dám đương đầu, dùng nghệ thuật lấy ít thắng nhiều, lấy thô sơ thắng hiện đại, lấy thời gian dài để thắng "tốc chiến tốc thắng" của địch.
Tướng Đồng Sỹ Nguyên cảm thấy mất mát, đau đớn khi đại tướng Võ Nguyên Giáp, người anh thân thiết mà ông đã sát cánh suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ ra đi. Ảnh: Hoàng Thùy.
Tướng Giáp đã tạo sức mạnh quân đội từng bước, theo từng chiến dịch. Mình thế yếu, muốn đánh địch thì phải tập trung lực lượng lại một chỗ, đánh ở một hướng. Cứ như thế, hết chiến dịch này đến chiến dịch khác, Đại tướng giành thắng lợi cho đến chiến dịch cuối cùng ở Điện Biên Phủ.
Chuyển sang cuộc chiến tranh chống Mỹ, địch cũng mạnh hơn ta cả về quân đội, vũ khí, tiềm năng. Nhưng Tướng Giáp so sánh tương quan lực lượng không chỉ ở quân đội mà còn cả nhân dân, ông cho rằng Mỹ có đội quân nhưng chúng ta có cả dân tộc. Dân tộc đồng lòng thực hiện chiến tranh nhân dân thì nhất định thắng lợi. Đây cũng là tư tưởng mà Đại tướng đã thấm nhuần của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi". Để rồi đưa ra mệnh lệnh "Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng phút, từng giờ; xốc tới mặt trận; giải phóng miền Nam; quyết chiến và toàn thắng!", làm nên chiến thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, thống nhất đất nước.
- Từng là tư lệnh binh đoàn Trường Sơn, ông nhớ nhất kỷ niệm nào trong cuộc đời binh nghiệp với Đại tướng Võ Nguyên Giáp?
- Tôi là người trực tiếp làm việc với Đại tướng trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Hầu hết các chiến dịch tôi đều có mặt, phụ trách công tác tổ chức cán bộ. Có hai chuyện mà tôi không bao giờ quên được, đó là chiến dịch Hoàng Hoa Thám và Điện Biên Phủ.
Chiến dịch Hoàng Hoa Thám (1951) chọn đường 18 làm hướng tấn công chính, đoạn từ Bãi Thảo đến Uông Bí. Trong quá trình tấn công, chúng ta tiêu diệt được lực lượng lớn quân địch, phá vỡ một mảng hệ thống phòng ngự của chúng. Tuy nhiên, khi đến Mạo Khê, phòng thủ của địch bằng lô cốt, các trung đoàn đột phá không thành công. Lúc này, dù bộ đội rất hăng hái và sục sôi tinh thần chiến đấu, Tướng Giáp quyết định dừng chiến dịch, vì tiếp tục đánh chúng ta sẽ bị tổn thất nặng. Đây là quan điểm vì dân của đại tướng, và cho chúng tôi bài học: phải luôn biết địch biết ta, không chủ quan mà thiệt hại quân số.
Một sự kiện đáng nhớ nữa là trước khi mở chiến dịch Điện Biên Phủ, vào tháng 2/1953, Đại tướng phái tôi đi làm đặc phái viên mở mặt trận Trung Hạ Lào để hút địch về đó, mở mặt trận Điện Biên Phủ. Sau khi giải phóng được đường 12, mở mặt trận Trung Hạ Lào xuống phía Nam thì Đại tướng điện bảo tôi phải về ngay Điện Biên Phủ trong vòng 3 ngày. Tôi phải nhờ sư đoàn bố trí cho mượn một chiếc xe Jeep để về. Dọc đường chỗ nào xe không đi được thì xuống đẩy, đúng 3 ngày thì về đến Điện Biên.
Vào gặp Đại tướng, ông nói với tôi: "Điện cho chú về vì chiến trường Điện Biên thay đổi chiến thuật tác chiến, từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh chắc tiến chắc. Điều này cần phổ biến tư tưởng cho bộ đội, dù cán bộ có nhiều nhưng chú về để tăng thêm khả năng phái viên".
Theo tướng Đồng Sỹ Nguyên, Đại tướng rất gần gũi, thân thiết với đồng chí, đồng đội, quan tâm và tôn trọng cấp dưới. Ảnh tư liệu.
Đại tướng giải thích, chúng ta đã qua rất nhiều chiến dịch và chiến dịch này quyết định cuộc chiến tranh, phải đánh thắng. Muốn vậy, phải chuẩn bị thật đầy đủ về mọi mặt, cho dù chậm một thời gian nhưng chiến trường ở trong lòng dân cả nước nên không sợ. Chúng ta lùi thời gian để chuẩn bị tốt, đầy đủ, khi vào đánh chịu tổn thất ít nhất, giành được thắng lợi giòn giã nhất. Biết rằng sự thay đổi là khó khăn vì pháo đã kéo vào, bộ đội đã áp sát sào huyệt của địch, nhưng khó vẫn phải làm. Bộ đội phản ứng thì phải giải thích để họ hiểu, vì đó là chân lý, lẽ phải, lợi ích chung.
Tôi tuyệt đối tin tưởng vào Đại tướng, các anh em bộ đội cũng nghe theo, cuối cùng chúng ta có một chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.
- Được đánh giá là một trong những vị tướng tài ba nhất thế kỷ 20, Tướng Giáp còn nổi tiếng là người rất gần gũi với anh em, đồng chí, đồng bào. Ông có chia sẻ những kỷ niệm nào về Đại tướng ở khía cạnh này?
- Là một danh tướng nhưng khi đi xuống các chiến dịch, Tướng Giáp đều tranh thủ đi thăm bộ đội. Người đi thăm cả nơi ăn chốn ở, động viên cấp dưới. Tôi ở gần Đại tướng trong thời gian dài nhưng chưa bao giờ thấy người nổi nóng hay to tiếng. Đó là vị tướng đáng kính.
Khi tôi ở chiến trường Trường Sơn, Đại tướng thường nhắc ông Đinh Đức Thiện (Tổng cục hậu cần) là: "Chú Nguyên hay hút thuốc, chú cố gắng gửi thuốc vào cho chú ấy". Quả thật chiến trận liên miên, tôi phải thức trắng nhiều nên hút thuốc cho đỡ căng thẳng. Sau này biết chuyện, tôi đã bỏ thuốc lá, nhưng rất xúc động trước sự quan tâm của Đại tướng với cấp dưới như mình.
- Là nhân cách lớn, Tướng Giáp mất đi để lại nhiều cảm xúc cho nhân dân, bạn bè quốc tế. Theo ông, quân và dân ta nên có nghĩa cử tôn vinh Đại tướng như thế nào?
- Quân đội và nhân dân đều buồn và đau xót khi Tướng Giáp ra đi. Theo tôi thế hệ trẻ cần cố gắng học tập Đại tướng ở tính độc lập, tự chủ, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, yêu thương nhân dân, bộ đội. Người cũng rất tôn trọng bạn bè, cấp dưới. Đại tướng ra đi, mỗi chúng ta, nhất là quân đội càng phải nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ với Tổ quốc. Đó là cách tốt nhất để tri ân Tướng Giáp.
Hoàng Thùy
chilaemthoi- Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013
Similar topics
» Những ngày thăm Pháp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
» Biệt thự cao cấp 'khát nước' 10 ngày liền
» Thủ tướng Lý Hiển Long lần thứ 2 thăm Việt Nam
» 5 ngày gấp rút mở đường đón Đại tướng về nơi an nghỉ
» Bí thư Hà Nội: 'Đối tượng tham nhũng che giấu bằng mọi cách'
» Biệt thự cao cấp 'khát nước' 10 ngày liền
» Thủ tướng Lý Hiển Long lần thứ 2 thăm Việt Nam
» 5 ngày gấp rút mở đường đón Đại tướng về nơi an nghỉ
» Bí thư Hà Nội: 'Đối tượng tham nhũng che giấu bằng mọi cách'
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết