Tích nước sản xuất góp phần gây lũ lụt miền trung
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Tích nước sản xuất góp phần gây lũ lụt miền trung
"Theo quy định từ ngày 1/10, phải giữ mực nước hồ là 21 m, nếu xả cạn không đủ nước để dân sản xuất thì công ty phải chịu trách nhiệm", Phó giám đốc Sở Nông nghiệp Nghệ An giải thích về việc không xả nước hồ thủy điện trước bão Wutip.
Trận lụt vừa qua ở Hoàng Mai khiến hàng chục nghìn ngôi nhà chìm trong nước. Ảnh: HB-VH.
Sáng 4/10, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nghệ An họp báo liên quan đến việc xả lũ hồ Vực Mấu làm nhấn chìm cả thị xã Hoàng Mai. Cuộc họp có sự tham dự của lãnh đạo Công ty TNHH một thành viên Thủy lợi Bắc Nghệ An và UBND thị xã Hoàng Mai. Nội dung buổi hợp tập trung vào quy trình xả lũ.
Báo cáo về quy trình vận hành hồ chứa Vực Mấu, ông Hồ Ngọc Mai, Giám đốc Công ty Thủy lợi Bắc Nghệ An cho biết, từ ngày 13 đến 28/9 đã nhiều lần xả lũ, nhưng tối đa mới chỉ xả 2 cửa nên công ty không thông báo. Khi nhận tin bão Wutip có thể ảnh hưởng tới Nghệ An, lượng mưa hạ lưu 100 - 200 mm nên công ty đã xin ý kiến của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Ông Mai cho biết, 7h ngày 30/9 công ty thông báo bằng điện thoại và 8h đã thông báo bằng văn bản về việc xả lũ tràn Vực Mấu. 19h cùng bắt đầu mở cửa xả thứ nhất và cửa thứ 5 được mở lúc 4h30 ngày 1/10.
"Việc vận hành tràn xả lũ hồ Vực Mấu được thực hiện đúng quy trình", ông Mai khẳng định và cho rằng, lượng mưa quá lớn và tập trung trong thời gian ngắn, cộng với thủy triều dâng cao và đạt đỉnh đúng thời điểm xả lũ khiến việc thoát lũ chậm", ông Mai nói.
Trước câu hỏi của báo giới về việc vì sao địa phương không xả lũ trước khi bão Wutip ập vào, ông Nguyễn Văn Đệ, Phó giám đốc Sở NN&PTNT Nghệ An, cho biết, theo quy định từ ngày 1/10 hằng năm, quy trình xả lũ được áp dụng khi mực nước trong hồ đạt 21 m. Nhưng trong đêm 30/9, hồ đã được xả khi mực nước còn thấp hơn cao trình này.
Ông Nguyễn Văn Lập, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp Nghệ An nói thêm, nếu xả cạn không đủ nước để dân sản xuất thì công ty phải chịu trách nhiệm. "Đây cũng là một áp lực lớn đối với anh em”, ông Lập cho hay.
Cũng theo ông Lập việc xả cùng lúc 5 cửa tràn là phương án bất khả kháng và tối ưu nhất. "Nếu không mở tối đa 5 cửa mà chỉ mở 1-2 hay 4 cửa thì nguy cơ vỡ đập là chắc chắn. Lúc đó thì cả thị xã Hoàng Mai sẽ bị cuốn ra biển, gây ra thảm họa", ông Lập nhấn mạnh.
Trao đổi với VnExpress, Chủ tịch UBND thị xã Hoàng Mai, ông Nguyễn Hữu Tuy cho hay, về mặt pháp lý, đơn vị quản lý hồ Vực Mấu xả lũ theo đúng quy trình. Tuy nhiên, thông báo xả lũ đưa ra quá sơ sài khi không thông báo cụ thể thời gian xả, xả trong bao lâu, xả bao nhiêu cửa, tương ứng với mức nước dân bao nhiêu.
Bên cạnh đó, thông báo chính thức đến UBND thị xã là vào 15h ngày 30/9, chỉ 4 tiếng đồng hồ trước khi xả và trong hoàn cảnh mưa bão khiến công tác ứng phó của địa phương gặp rất nhiều khó khăn.
Chính vì thế, ông Tuy cho biết, sắp tới địa phương có đề nghị xem lại quy trình để trong những trường hợp tương tự xả sớm, thông báo cụ thể hơn. “Nói đi cũng phải nói lại, đây là đợt mưa lũ tần suất 200 năm mới có một lần nhưng sắp tới chúng tôi thà chấp nhận hạn, thiếu nước chứ dứt khoát không để xảy ra lũ nữa”, ông Tuy nói.
Ông Lê Sỹ Chiến, Phó chủ tịch thị xã Hoàng Mai cho hay, ngay khi nhận được thông báo về việc xả lũ hồ Vực Mấu, đã họp khẩn và thành lập 6 tiểu ban để ứng cứu, di dời dân. Vị Phó chủ tịch cũng khẳng định, đã nỗ lực hết sức và ứng phó kịp thời trong công tác tuyên truyền, di dời dân, nếu không thì thiệt hại sẽ lớn hơn nữa.
Đồng quan điểm, giáo sư Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch hội Thủy lợi Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy Lợi và Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn cũng cho rằng, về nguyên tắc quy trình xả lũ ở Nghệ An là đúng.
Theo ông Hồng đây là khu dân cư đông đúc, từ năm 1982 đến nay địa phương này mới có vụ xả lũ như thế, vì vậy, giới chức cần thực hiện việc cắm mốc vạch thể hiện mực an toàn để dân biết, ngăn cấm dân nếu họ đi vào nơi nguy hiểm.
Bão Wutip đã làm hàng chục người chết, 10 nhà sập, hơn 120 nhà tốc mái và hơn 22.000 nhà bị ngập, trong đó riêng thị xã Hoàng Mai có 20.000 nhà ngập. Nước đã rút và ước tính thiệt hại ban đầu của toàn tỉnh là hơn 1.200 tỷ đồng, trong đó thị xã Hoàng Mai là 800 tỷ đồng. Bên cạnh đó, vụ nước lũ còn khiến khiến hai người chết, một người mất tích.
Về biện pháp khắc phục, ông Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phó chủ tịch thị xã cho biết, trước mắt sẽ cùng các ban nghành cứu trợ người dân ổn định cuộc sống. Tiếp đó, sẽ tham mưu cho công ty vận hành hồ chứa đánh giá lại quy trình xả lũ; đánh giá chính xác mức độ ngập lụt vùng hạ lưu khi mở tối đa 5 cửa tràn, vì đây là lần đầu tiên mở cùng lúc 5 cửa; xây dựng các kịch bản di dời dân nếu tiếp tục phải xả lũ.
Hồ Vực Mấu là hồ chứa nước lớn nhất tỉnh Nghệ An. Hồ được xây dựng năm 1978 -1979, được đưa vào vận hành năm 1982. Dung tích sử dụng là 75 triệu mét khối nước (tương đường với 20,5 mét so với mực nước biển). Theo quyết định số 93/2009/QDDUBND ngày 07/10/2009 của UBND tỉnh Nghệ An về việc Ban hành quy trình hồ chứa nước Vực Mấu thì khi mực nước trong hồ cao cao 20,5 mét tương đương với 75 triệu mét khối nước thì bắt đầu xả lũ 1 cửa. Và khi mực nước vẫn tiếp tục lên thì tiếp tục xả các cửa lần lượt theo quy định. Hồ Vực Mấu là hồ duy nhất ở Nghệ An đã được lắp đặt hệ thống điện tử có tên (SCADA). Với hệ thống này thì quy trình vận hành, theo dõi hồ Vực Mấu đều được Tổng Cục Thủy lợi ở Hà Nội quan sát được 24/24.
Nhóm phóng viên
Trận lụt vừa qua ở Hoàng Mai khiến hàng chục nghìn ngôi nhà chìm trong nước. Ảnh: HB-VH.
Sáng 4/10, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nghệ An họp báo liên quan đến việc xả lũ hồ Vực Mấu làm nhấn chìm cả thị xã Hoàng Mai. Cuộc họp có sự tham dự của lãnh đạo Công ty TNHH một thành viên Thủy lợi Bắc Nghệ An và UBND thị xã Hoàng Mai. Nội dung buổi hợp tập trung vào quy trình xả lũ.
Báo cáo về quy trình vận hành hồ chứa Vực Mấu, ông Hồ Ngọc Mai, Giám đốc Công ty Thủy lợi Bắc Nghệ An cho biết, từ ngày 13 đến 28/9 đã nhiều lần xả lũ, nhưng tối đa mới chỉ xả 2 cửa nên công ty không thông báo. Khi nhận tin bão Wutip có thể ảnh hưởng tới Nghệ An, lượng mưa hạ lưu 100 - 200 mm nên công ty đã xin ý kiến của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Ông Mai cho biết, 7h ngày 30/9 công ty thông báo bằng điện thoại và 8h đã thông báo bằng văn bản về việc xả lũ tràn Vực Mấu. 19h cùng bắt đầu mở cửa xả thứ nhất và cửa thứ 5 được mở lúc 4h30 ngày 1/10.
"Việc vận hành tràn xả lũ hồ Vực Mấu được thực hiện đúng quy trình", ông Mai khẳng định và cho rằng, lượng mưa quá lớn và tập trung trong thời gian ngắn, cộng với thủy triều dâng cao và đạt đỉnh đúng thời điểm xả lũ khiến việc thoát lũ chậm", ông Mai nói.
Trước câu hỏi của báo giới về việc vì sao địa phương không xả lũ trước khi bão Wutip ập vào, ông Nguyễn Văn Đệ, Phó giám đốc Sở NN&PTNT Nghệ An, cho biết, theo quy định từ ngày 1/10 hằng năm, quy trình xả lũ được áp dụng khi mực nước trong hồ đạt 21 m. Nhưng trong đêm 30/9, hồ đã được xả khi mực nước còn thấp hơn cao trình này.
Ông Nguyễn Văn Lập, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp Nghệ An nói thêm, nếu xả cạn không đủ nước để dân sản xuất thì công ty phải chịu trách nhiệm. "Đây cũng là một áp lực lớn đối với anh em”, ông Lập cho hay.
Cũng theo ông Lập việc xả cùng lúc 5 cửa tràn là phương án bất khả kháng và tối ưu nhất. "Nếu không mở tối đa 5 cửa mà chỉ mở 1-2 hay 4 cửa thì nguy cơ vỡ đập là chắc chắn. Lúc đó thì cả thị xã Hoàng Mai sẽ bị cuốn ra biển, gây ra thảm họa", ông Lập nhấn mạnh.
Trao đổi với VnExpress, Chủ tịch UBND thị xã Hoàng Mai, ông Nguyễn Hữu Tuy cho hay, về mặt pháp lý, đơn vị quản lý hồ Vực Mấu xả lũ theo đúng quy trình. Tuy nhiên, thông báo xả lũ đưa ra quá sơ sài khi không thông báo cụ thể thời gian xả, xả trong bao lâu, xả bao nhiêu cửa, tương ứng với mức nước dân bao nhiêu.
Bên cạnh đó, thông báo chính thức đến UBND thị xã là vào 15h ngày 30/9, chỉ 4 tiếng đồng hồ trước khi xả và trong hoàn cảnh mưa bão khiến công tác ứng phó của địa phương gặp rất nhiều khó khăn.
Chính vì thế, ông Tuy cho biết, sắp tới địa phương có đề nghị xem lại quy trình để trong những trường hợp tương tự xả sớm, thông báo cụ thể hơn. “Nói đi cũng phải nói lại, đây là đợt mưa lũ tần suất 200 năm mới có một lần nhưng sắp tới chúng tôi thà chấp nhận hạn, thiếu nước chứ dứt khoát không để xảy ra lũ nữa”, ông Tuy nói.
Ông Lê Sỹ Chiến, Phó chủ tịch thị xã Hoàng Mai cho hay, ngay khi nhận được thông báo về việc xả lũ hồ Vực Mấu, đã họp khẩn và thành lập 6 tiểu ban để ứng cứu, di dời dân. Vị Phó chủ tịch cũng khẳng định, đã nỗ lực hết sức và ứng phó kịp thời trong công tác tuyên truyền, di dời dân, nếu không thì thiệt hại sẽ lớn hơn nữa.
Đồng quan điểm, giáo sư Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch hội Thủy lợi Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy Lợi và Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn cũng cho rằng, về nguyên tắc quy trình xả lũ ở Nghệ An là đúng.
Theo ông Hồng đây là khu dân cư đông đúc, từ năm 1982 đến nay địa phương này mới có vụ xả lũ như thế, vì vậy, giới chức cần thực hiện việc cắm mốc vạch thể hiện mực an toàn để dân biết, ngăn cấm dân nếu họ đi vào nơi nguy hiểm.
Bão Wutip đã làm hàng chục người chết, 10 nhà sập, hơn 120 nhà tốc mái và hơn 22.000 nhà bị ngập, trong đó riêng thị xã Hoàng Mai có 20.000 nhà ngập. Nước đã rút và ước tính thiệt hại ban đầu của toàn tỉnh là hơn 1.200 tỷ đồng, trong đó thị xã Hoàng Mai là 800 tỷ đồng. Bên cạnh đó, vụ nước lũ còn khiến khiến hai người chết, một người mất tích.
Về biện pháp khắc phục, ông Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phó chủ tịch thị xã cho biết, trước mắt sẽ cùng các ban nghành cứu trợ người dân ổn định cuộc sống. Tiếp đó, sẽ tham mưu cho công ty vận hành hồ chứa đánh giá lại quy trình xả lũ; đánh giá chính xác mức độ ngập lụt vùng hạ lưu khi mở tối đa 5 cửa tràn, vì đây là lần đầu tiên mở cùng lúc 5 cửa; xây dựng các kịch bản di dời dân nếu tiếp tục phải xả lũ.
Hồ Vực Mấu là hồ chứa nước lớn nhất tỉnh Nghệ An. Hồ được xây dựng năm 1978 -1979, được đưa vào vận hành năm 1982. Dung tích sử dụng là 75 triệu mét khối nước (tương đường với 20,5 mét so với mực nước biển). Theo quyết định số 93/2009/QDDUBND ngày 07/10/2009 của UBND tỉnh Nghệ An về việc Ban hành quy trình hồ chứa nước Vực Mấu thì khi mực nước trong hồ cao cao 20,5 mét tương đương với 75 triệu mét khối nước thì bắt đầu xả lũ 1 cửa. Và khi mực nước vẫn tiếp tục lên thì tiếp tục xả các cửa lần lượt theo quy định. Hồ Vực Mấu là hồ duy nhất ở Nghệ An đã được lắp đặt hệ thống điện tử có tên (SCADA). Với hệ thống này thì quy trình vận hành, theo dõi hồ Vực Mấu đều được Tổng Cục Thủy lợi ở Hà Nội quan sát được 24/24.
Nhóm phóng viên
chilaemthoi- Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013
Similar topics
» Miền bắc hết lạnh, xuất hiện áp thấp
» Teen tích điểm nạp thẻ di động, đổi vé xem phim miễn phí
» Phó chủ tịch nước đề nghị bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT
» Săn hàng ‘độc’ ở miền Tây mùa nước nổi
» Tại sao bão thường vào miền Trung
» Teen tích điểm nạp thẻ di động, đổi vé xem phim miễn phí
» Phó chủ tịch nước đề nghị bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT
» Săn hàng ‘độc’ ở miền Tây mùa nước nổi
» Tại sao bão thường vào miền Trung
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết