Ngăn muỗi sinh sản bằng phân tử nano
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Ngăn muỗi sinh sản bằng phân tử nano
Các nhà khoa học Ấn Độ mới đây chứng minh được khả năng kiểm soát sinh sản của loài muỗi bằng một tổng hợp đơn giản các phân tử nano nhẹ và thân thiện với môi trường.
WsCNPs có thể ngăn chặn quá trình sinh sản của muỗi. Ảnh: Gizmag.com
Trong khi chụp những bức ảnh cá ngựa vằn, trước đó đã được cho ăn muỗi bị xử lý bằng các hạt nano hòa tan trong nước (wsCNPs), Sabyasachi Sarkar và nhóm các nhà hóa học vô cơ tại trường đại học Công nghệ và Khoa học Bengal, đã nhận ra rằng wsCNPs có thể làm chậm quá trình phát triển ấu trùng muỗi.
Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng, các nhà nghiên cứu nhận thấy sự tập trung wsCNPs ở nồng độ độ 3mg/lít có thể ngăn ấu trùng trưởng thành và khiến ấu trùng chết. Mặt khác, với nồng độ này, wsCNPs có thể gây nguy hiểm cho môi trường nước xung quanh và tiếp tục lưu lại trong các hồ nước tù đọng trong vài tháng.
Các phân tử nano được hình thành bằng cách đốt cháy len gỗ trong môi trường thiếu oxy, sau đó làm sạch và xử lý bằng axit nitric. "Đây là một quá trình có khả năng nhân rộng khá dễ dàng. Các chương trình tiêu diệt muỗi được của các cơ quan chính phủ khác nhau trên thế giới nên thử áp dụng phương pháp này, đặc biệt ở những thành phố có hệ thống thoát nước nghèo nàn", Sabyasachi nói.
Pilar Mateo, một chuyên gia hàng đầu về kiểm soát các nhân tố lây truyền bệnh đặc hữu, cho biết: "WsCNPs có khả năng tồn tại ở trong nước và môi trường cục bộ rất cao, trái ngược với các loại thuốc diệt trừ côn trùng khác vốn rất nhanh mất tác dụng". Tuy nhiên, bà cũng cảnh báo rằng, cần tiến hành nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa về những tác động sinh học kéo dài, trước khi wsCNPs trở thành một phương pháp kiểm soát các loài sinh vật gây bệnh hiệu quả.
Hiện nhóm nghiên cứu tập trung tìm hiểu về cơ chế ngăn chặn quá trình ấu trùng chín. Việc ngăn chặn các hormone kích thích sinh trưởng được nghi ngờ là có thể trở thành một nhân tố tiềm năng và có thể liên quan đến các nghiên cứu kiểm soát muỗi.
Muỗi là loài sinh vật sinh sống ở khắp mọi nơi, chỉ trừ Nam Cực và Iceland. Là nguyên nhân phổ biến của nhiều loại bệnh như sốt rét, sốt xuất huyết, sốt vàng da và viêm não virut. Muỗi có khả năng lây truyền bệnh ước tính cho khoảng 2 triệu người mỗi năm.
Việc kiểm soát khả năng sinh sản của loài muỗi có thể hạn chế đáng kể tốc độ lan truyền bệnh. Màn và lưới bắt muỗi có thể được sử dụng để loại trừ loài vật gây hại, trong khi đó bẫy hoạc thuốc diệt trừ có thể là phương pháp để tiêu diệt chúng. Ngoài ra còn có các giải pháp lâu dài hơn có thể áp dụng như thoát nước ao tù nơi muỗi sinh sản, hay dùng động vật ăn muỗn như chuồn chuồn.
Thùy Linh
WsCNPs có thể ngăn chặn quá trình sinh sản của muỗi. Ảnh: Gizmag.com
Trong khi chụp những bức ảnh cá ngựa vằn, trước đó đã được cho ăn muỗi bị xử lý bằng các hạt nano hòa tan trong nước (wsCNPs), Sabyasachi Sarkar và nhóm các nhà hóa học vô cơ tại trường đại học Công nghệ và Khoa học Bengal, đã nhận ra rằng wsCNPs có thể làm chậm quá trình phát triển ấu trùng muỗi.
Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng, các nhà nghiên cứu nhận thấy sự tập trung wsCNPs ở nồng độ độ 3mg/lít có thể ngăn ấu trùng trưởng thành và khiến ấu trùng chết. Mặt khác, với nồng độ này, wsCNPs có thể gây nguy hiểm cho môi trường nước xung quanh và tiếp tục lưu lại trong các hồ nước tù đọng trong vài tháng.
Các phân tử nano được hình thành bằng cách đốt cháy len gỗ trong môi trường thiếu oxy, sau đó làm sạch và xử lý bằng axit nitric. "Đây là một quá trình có khả năng nhân rộng khá dễ dàng. Các chương trình tiêu diệt muỗi được của các cơ quan chính phủ khác nhau trên thế giới nên thử áp dụng phương pháp này, đặc biệt ở những thành phố có hệ thống thoát nước nghèo nàn", Sabyasachi nói.
Pilar Mateo, một chuyên gia hàng đầu về kiểm soát các nhân tố lây truyền bệnh đặc hữu, cho biết: "WsCNPs có khả năng tồn tại ở trong nước và môi trường cục bộ rất cao, trái ngược với các loại thuốc diệt trừ côn trùng khác vốn rất nhanh mất tác dụng". Tuy nhiên, bà cũng cảnh báo rằng, cần tiến hành nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa về những tác động sinh học kéo dài, trước khi wsCNPs trở thành một phương pháp kiểm soát các loài sinh vật gây bệnh hiệu quả.
Hiện nhóm nghiên cứu tập trung tìm hiểu về cơ chế ngăn chặn quá trình ấu trùng chín. Việc ngăn chặn các hormone kích thích sinh trưởng được nghi ngờ là có thể trở thành một nhân tố tiềm năng và có thể liên quan đến các nghiên cứu kiểm soát muỗi.
Muỗi là loài sinh vật sinh sống ở khắp mọi nơi, chỉ trừ Nam Cực và Iceland. Là nguyên nhân phổ biến của nhiều loại bệnh như sốt rét, sốt xuất huyết, sốt vàng da và viêm não virut. Muỗi có khả năng lây truyền bệnh ước tính cho khoảng 2 triệu người mỗi năm.
Việc kiểm soát khả năng sinh sản của loài muỗi có thể hạn chế đáng kể tốc độ lan truyền bệnh. Màn và lưới bắt muỗi có thể được sử dụng để loại trừ loài vật gây hại, trong khi đó bẫy hoạc thuốc diệt trừ có thể là phương pháp để tiêu diệt chúng. Ngoài ra còn có các giải pháp lâu dài hơn có thể áp dụng như thoát nước ao tù nơi muỗi sinh sản, hay dùng động vật ăn muỗn như chuồn chuồn.
Thùy Linh
chilaemthoi- Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013
Similar topics
» 'Nữ sinh mặc quần ống bó, cắt ngắn đáy gây hở mông'
» Có phải rượu để ngăn đá tủ lạnh sẽ không đóng băng?
» Cấy ghép bộ phận cơ thể bằng công nghệ in 3D
» Nữ sinh trung học tạo đèn pin chạy bằng hơi ấm bàn tay
» Sinh viên tạo đèn phát sáng bằng vi khuẩn
» Có phải rượu để ngăn đá tủ lạnh sẽ không đóng băng?
» Cấy ghép bộ phận cơ thể bằng công nghệ in 3D
» Nữ sinh trung học tạo đèn pin chạy bằng hơi ấm bàn tay
» Sinh viên tạo đèn phát sáng bằng vi khuẩn
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết