'Cả 4 bé trai đều chết trong tư thế quỳ gối'
Trang 1 trong tổng số 1 trang
'Cả 4 bé trai đều chết trong tư thế quỳ gối'
“Sau tiếng 'uỳnh' khô khốc, mọi người chạy đến đào bới những mảng tường vỡ nhưng 4 đứa trẻ đều bất động, gục chết hoặc thoi thóp trong tư thế quỳ gối, đầu cắm xuống đất", nhân chứng kể lại vụ sập tường làm 4 cháu bé tử vong.
Hiện trường nơi 4 bé trai bị vùi lấp. Ảnh: Lê Hoàng
Sáng 29/9, một ngày sau vụ tai nạn sập tường khiến 4 trẻ nhỏ thiệt mạng, cả xóm nghèo ở thôn Làng Ràm, xã Quang Trung, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) chìm trong tang tóc. Thỉnh thoảng tiếng gào khóc của những người mẹ trẻ mất con lại vang lên nghe ai oán cả một góc rừng.
Suốt từ chiều tối qua, không ai bảo ai, bà con lối xóm đều lũ lượt kéo đến chia sẻ mất mát, động viên gia đình các nạn nhân. Do 4 bé trai thiệt mạng đều sống gần nhau nên dân làng phải phân chia lần lượt tiễn đưa các bé về đất mẹ. Những đám tang vội vã, không tang trắng, không trống kèn... Nhìn 4 ngôi mộ nhỏ nằm cạnh bên nhau, không ai có thể cầm được nước mắt.
Làm chủ ngôi quán nhỏ ngay sát địa điểm xảy ra tai nạn, anh Phạm Vương Thắng (38 tuổi, ở thôn Quỳ Hợp) là người đầu tiên phát hiện và tiếp cận hiện trường.
Vẻ mặt chưa hết bàng hoàng, anh Thắng kể, khoảng 8h30 ngày 28/9, một thanh niên ngoài 30 tuổi lái chiếc máy xúc đến san lấp mảnh vườn cho gia đình bà Bùi Thị Lan (ở thôn Làng Ràm, xã Quang Trung). Vùng quê miền núi hẻo lánh vốn ít khi tiếp xúc với máy móc cơ giới nên lũ trẻ trong làng lạ lẫm, kéo đến xem anh thợ máy làm việc.
Nguyên nhân khiến bức tường đổ sập được cho là do người thợ máy đào sâu khiến chân tường bị hỗng, không còn điểm tựa. Ảnh: Lê Hoàng
Khi anh Thắng đang ngồi trong quán nói chuyện cùng vài người dân thì lũ trẻ xuất hiện. 5 bé trai đứng bên mảnh vườn chăm chú theo dõi chiếc máy hoạt động, vẻ mặt thích thú. “Thấy mấy đứa đứng gần bức tường bị khoét sâu, tôi có linh tính không lành nên đã ra cảnh báo, song lũ trẻ vẫn ngồi phía dưới chân tường. Duy chỉ có cháu Triệu (bé trai thoát nạn) là đứng ở xa”, anh Thắng nhớ lại.
Đến khoảng 9h10, một tiếng "uỳnh" vang lên. "Tôi quay ngoắt ra thì thấy bức tường cao gần 3m, rộng 5m ở bên phải quán hàng nhà chị Lan đã đổ sập. Tôi vội lao ra nhưng tất cả lũ trẻ đều đã bị bức tường gạch vùi lấp, mất dấu”, anh Thắng nói.
Những người có mặt vội hô hoán, đào bới bằng tay không, lật những mảnh vỡ của bức tường tìm kiếm các cháu bé. Hơn chục phút sau, bé trai đầu tiên là cháu Phạm Văn Đăng (12 tuổi) được tìm thấy, tiếp theo là cháu Trương Văn Thành (10 tuổi), Bùi Phạm Ngọc Bảo và Bùi Văn Nam (cùng 9 tuổi).
“Thật kinh khủng, mấy đứa trẻ đều bất động, gục chết hoặc thoi thóp trong hơi thở yếu ớt. 4 cháu đều chung một tư thế quỳ gối, đầu cắm xuống đất. Đưa tụi nhỏ ra ngoài, tôi gọi điện báo tin cho các gia đình mà mãi không nói thành lời", anh Thắng kể bằng giọng nghèn nghẹn.
Khi được đưa ra khỏi đống đổ nát, cháu Đăng và Thành đã chết. Cháu Bảo và Nam chỉ còn thở thoi thóp được đưa tới bệnh viện nhưng cũng qua đời sau đó khoảng 30 phút.
Bà Trương Thị Khoảnh ám ảnh giây phút moi đống đổ nát lần tìm xác cháu nội. Ảnh: Lê Hoàng
Trong căn nhà lụp xụp ở đầu thôn Quang Hợp, chị Phạm Thị Diện liên tục vật vã, giọng khản đặc gào khóc gọi tên con trai duy nhất, cháu Trương Văn Thành. Cũng có mặt tại hiện trường ngay thời điểm xảy ra tai nạn, bà Trương Thị Khoảnh (66 tuổi, bà nội cháu Thành) vẫn ám ảnh khi chính tay bà lật tìm thi thể đứa cháu xấu số.
Run run đưa bàn tay gầy guộc gạt dòng nước mắt, bà kể, khoảng gần 9h, trên đường đi gặt lúa về nhà bà ghé vào quán nước nhà anh Thắng ngồi nghỉ chân. Ít phút sau thì tai họa ập đến. Nghe tiếng động lớn, bà cùng mọi người lao tới cất tiếng gọi cháu nhưng không nghe trả lời. Bà vừa gào khóc vừa lật từng viên gạch tìm xác cháu.
"Nhấc được mấy tảng xi măng lên, tôi sững sờ khi thấy cháu nội mình 2 tay còn lồng đôi dép. Nhưng khi được đưa lên khỏi mặt đất thì Thành đã tắt thở, toàn thân tím tái”, bà Khoảnh nói trong hơi thở đứt đoạn.
Anh Trương Văn Dũng, cha cháu Thành cho biết, vợ chồng anh hiếm muộn nhiều năm. Cầu tự khắp nơi, mãi đến năm 2003, chị Diện mới sinh được Thành. Khi bé trai chào đời, anh chị vỡ òa trong niềm vui hạnh phúc. Kinh tế khó khăn nên anh chị gửi bé Thành ở nhà cho ông bà nội trông nom rồi ra Hà Nội làm phụ hồ mưu sinh, thi thoảng mới về thăm con.
“Vợ chồng tôi chỉ có mình nó nên mọi tình thương đều dành cho con. Sáng qua, nó còn đòi mẹ mua sữa cho uống nhưng khi vợ tôi mang sữa về thì con trai đã mãi mãi ra đi”, anh Dũng bật khóc.
Bên chiếc bàn thờ làm vội đặt ở giữa nhà, ngoài di ảnh và bát hương nghi ngút còn có một số đồ chơi trung thu và mấy hộp sữa mà Thành chưa kịp uống nên người thân mang ra thắp hương cho cậu.
Khi bức tường đổ sập, chỉ duy nhất cháu Trần Phú Triệu may mắn thoát nạn. Các nhân chứng cho biết, Triệu kịp rời khỏi hiện trường là do lúc đó em đang đứng nên vùng chạy thoát. Tuy nhiên, chứng kiến cảnh 4 đứa bạn bất ngờ lâm nạn nên Triệu vẫn đang rất hoảng loạn.
Chị Phạm Thị Diện đau đớn khi đứa con trai duy nhất của gia đình mất mạng. Ảnh: Lê Hoàng
Đại diện chính quyền xã Quang Trung cho hay, gia cảnh 4 nạn nhân thiệt mạng đều rất khó khăn. Trong số 4 bé trai thiệt mạng, có hai em là con trai độc.
Trong đó, thương tâm nhất là cậu bé mồ côi mẹ từ lúc 5 tuổi, cháu Bùi Phạm Lương Bảo. Gương mặt dúm dó, anh Việt (36 tuổi) ngồi bất thần bên di ảnh con trai. Anh kể, năm 2003, gia cảnh khó khăn nên anh phải vào tỉnh Bình Phước lập nghiệp rồi cưới được một cô giáo hiền lành. Một năm sau thì cháu Bảo chào đời. Tháng 7/2008, trong một cơn bạo bệnh, mẹ Bảo qua đời. Lo xong 49 ngày cho vợ, anh Việt đưa con trai về quê sống với bà nội.
Ở lại miền nam làm công nhân cao su thêm ít năm nhưng vì thương nhớ con nên anh Việt quyết định hồi hương về chung sống cùng mẹ già cũng là để tiện chăm sóc con nhỏ. Hôm Bảo gặp nạn, anh Việt đang đi làm thì nhận được hung tin. Nghe người thân thông báo, anh tất tả chạy về nhưng không kịp cứu con trai. “Số phận thật trớ trêu, vợ con đều bỏ tôi mà đi, làm sao tôi có thể sống tiếp được đây”, người đàn ông ngửa mặt lên trời, ánh mắt đầy đau khổ.
Ngày 29/9, trao đổi với VnExpress.net, ông Trương Công Mạnh, Trưởng công an xã Quang Trung cho biết, Công an tỉnh Thanh Hóa đã hoàn tất thủ tục khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi. Bà Bùi Thị Lan và người lái máy xúc đã được triệu tập về trụ sở công an để lấy lời khai, xác minh vụ việc. Chiếc máy xúc, tang vật vụ án cũng đã bị cơ quan điều tra tạm giữ.
“Theo quan sát hiện trường và qua lời khai của các nhân chứng, nguyên nhân bức tường đổ sập đè chết 4 đứa trẻ là do trong quá trình thi công, người thợ máy đã múc quá sâu vào chân tường khiến bức tường hổng chân, không còn điểm tựa nên đổ sập”, ông Mạnh nhận định.
Lê Hoàng
Hiện trường nơi 4 bé trai bị vùi lấp. Ảnh: Lê Hoàng
Sáng 29/9, một ngày sau vụ tai nạn sập tường khiến 4 trẻ nhỏ thiệt mạng, cả xóm nghèo ở thôn Làng Ràm, xã Quang Trung, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) chìm trong tang tóc. Thỉnh thoảng tiếng gào khóc của những người mẹ trẻ mất con lại vang lên nghe ai oán cả một góc rừng.
Suốt từ chiều tối qua, không ai bảo ai, bà con lối xóm đều lũ lượt kéo đến chia sẻ mất mát, động viên gia đình các nạn nhân. Do 4 bé trai thiệt mạng đều sống gần nhau nên dân làng phải phân chia lần lượt tiễn đưa các bé về đất mẹ. Những đám tang vội vã, không tang trắng, không trống kèn... Nhìn 4 ngôi mộ nhỏ nằm cạnh bên nhau, không ai có thể cầm được nước mắt.
Làm chủ ngôi quán nhỏ ngay sát địa điểm xảy ra tai nạn, anh Phạm Vương Thắng (38 tuổi, ở thôn Quỳ Hợp) là người đầu tiên phát hiện và tiếp cận hiện trường.
Vẻ mặt chưa hết bàng hoàng, anh Thắng kể, khoảng 8h30 ngày 28/9, một thanh niên ngoài 30 tuổi lái chiếc máy xúc đến san lấp mảnh vườn cho gia đình bà Bùi Thị Lan (ở thôn Làng Ràm, xã Quang Trung). Vùng quê miền núi hẻo lánh vốn ít khi tiếp xúc với máy móc cơ giới nên lũ trẻ trong làng lạ lẫm, kéo đến xem anh thợ máy làm việc.
Nguyên nhân khiến bức tường đổ sập được cho là do người thợ máy đào sâu khiến chân tường bị hỗng, không còn điểm tựa. Ảnh: Lê Hoàng
Khi anh Thắng đang ngồi trong quán nói chuyện cùng vài người dân thì lũ trẻ xuất hiện. 5 bé trai đứng bên mảnh vườn chăm chú theo dõi chiếc máy hoạt động, vẻ mặt thích thú. “Thấy mấy đứa đứng gần bức tường bị khoét sâu, tôi có linh tính không lành nên đã ra cảnh báo, song lũ trẻ vẫn ngồi phía dưới chân tường. Duy chỉ có cháu Triệu (bé trai thoát nạn) là đứng ở xa”, anh Thắng nhớ lại.
Đến khoảng 9h10, một tiếng "uỳnh" vang lên. "Tôi quay ngoắt ra thì thấy bức tường cao gần 3m, rộng 5m ở bên phải quán hàng nhà chị Lan đã đổ sập. Tôi vội lao ra nhưng tất cả lũ trẻ đều đã bị bức tường gạch vùi lấp, mất dấu”, anh Thắng nói.
Những người có mặt vội hô hoán, đào bới bằng tay không, lật những mảnh vỡ của bức tường tìm kiếm các cháu bé. Hơn chục phút sau, bé trai đầu tiên là cháu Phạm Văn Đăng (12 tuổi) được tìm thấy, tiếp theo là cháu Trương Văn Thành (10 tuổi), Bùi Phạm Ngọc Bảo và Bùi Văn Nam (cùng 9 tuổi).
“Thật kinh khủng, mấy đứa trẻ đều bất động, gục chết hoặc thoi thóp trong hơi thở yếu ớt. 4 cháu đều chung một tư thế quỳ gối, đầu cắm xuống đất. Đưa tụi nhỏ ra ngoài, tôi gọi điện báo tin cho các gia đình mà mãi không nói thành lời", anh Thắng kể bằng giọng nghèn nghẹn.
Khi được đưa ra khỏi đống đổ nát, cháu Đăng và Thành đã chết. Cháu Bảo và Nam chỉ còn thở thoi thóp được đưa tới bệnh viện nhưng cũng qua đời sau đó khoảng 30 phút.
Bà Trương Thị Khoảnh ám ảnh giây phút moi đống đổ nát lần tìm xác cháu nội. Ảnh: Lê Hoàng
Trong căn nhà lụp xụp ở đầu thôn Quang Hợp, chị Phạm Thị Diện liên tục vật vã, giọng khản đặc gào khóc gọi tên con trai duy nhất, cháu Trương Văn Thành. Cũng có mặt tại hiện trường ngay thời điểm xảy ra tai nạn, bà Trương Thị Khoảnh (66 tuổi, bà nội cháu Thành) vẫn ám ảnh khi chính tay bà lật tìm thi thể đứa cháu xấu số.
Run run đưa bàn tay gầy guộc gạt dòng nước mắt, bà kể, khoảng gần 9h, trên đường đi gặt lúa về nhà bà ghé vào quán nước nhà anh Thắng ngồi nghỉ chân. Ít phút sau thì tai họa ập đến. Nghe tiếng động lớn, bà cùng mọi người lao tới cất tiếng gọi cháu nhưng không nghe trả lời. Bà vừa gào khóc vừa lật từng viên gạch tìm xác cháu.
"Nhấc được mấy tảng xi măng lên, tôi sững sờ khi thấy cháu nội mình 2 tay còn lồng đôi dép. Nhưng khi được đưa lên khỏi mặt đất thì Thành đã tắt thở, toàn thân tím tái”, bà Khoảnh nói trong hơi thở đứt đoạn.
Anh Trương Văn Dũng, cha cháu Thành cho biết, vợ chồng anh hiếm muộn nhiều năm. Cầu tự khắp nơi, mãi đến năm 2003, chị Diện mới sinh được Thành. Khi bé trai chào đời, anh chị vỡ òa trong niềm vui hạnh phúc. Kinh tế khó khăn nên anh chị gửi bé Thành ở nhà cho ông bà nội trông nom rồi ra Hà Nội làm phụ hồ mưu sinh, thi thoảng mới về thăm con.
“Vợ chồng tôi chỉ có mình nó nên mọi tình thương đều dành cho con. Sáng qua, nó còn đòi mẹ mua sữa cho uống nhưng khi vợ tôi mang sữa về thì con trai đã mãi mãi ra đi”, anh Dũng bật khóc.
Bên chiếc bàn thờ làm vội đặt ở giữa nhà, ngoài di ảnh và bát hương nghi ngút còn có một số đồ chơi trung thu và mấy hộp sữa mà Thành chưa kịp uống nên người thân mang ra thắp hương cho cậu.
Khi bức tường đổ sập, chỉ duy nhất cháu Trần Phú Triệu may mắn thoát nạn. Các nhân chứng cho biết, Triệu kịp rời khỏi hiện trường là do lúc đó em đang đứng nên vùng chạy thoát. Tuy nhiên, chứng kiến cảnh 4 đứa bạn bất ngờ lâm nạn nên Triệu vẫn đang rất hoảng loạn.
Chị Phạm Thị Diện đau đớn khi đứa con trai duy nhất của gia đình mất mạng. Ảnh: Lê Hoàng
Đại diện chính quyền xã Quang Trung cho hay, gia cảnh 4 nạn nhân thiệt mạng đều rất khó khăn. Trong số 4 bé trai thiệt mạng, có hai em là con trai độc.
Trong đó, thương tâm nhất là cậu bé mồ côi mẹ từ lúc 5 tuổi, cháu Bùi Phạm Lương Bảo. Gương mặt dúm dó, anh Việt (36 tuổi) ngồi bất thần bên di ảnh con trai. Anh kể, năm 2003, gia cảnh khó khăn nên anh phải vào tỉnh Bình Phước lập nghiệp rồi cưới được một cô giáo hiền lành. Một năm sau thì cháu Bảo chào đời. Tháng 7/2008, trong một cơn bạo bệnh, mẹ Bảo qua đời. Lo xong 49 ngày cho vợ, anh Việt đưa con trai về quê sống với bà nội.
Ở lại miền nam làm công nhân cao su thêm ít năm nhưng vì thương nhớ con nên anh Việt quyết định hồi hương về chung sống cùng mẹ già cũng là để tiện chăm sóc con nhỏ. Hôm Bảo gặp nạn, anh Việt đang đi làm thì nhận được hung tin. Nghe người thân thông báo, anh tất tả chạy về nhưng không kịp cứu con trai. “Số phận thật trớ trêu, vợ con đều bỏ tôi mà đi, làm sao tôi có thể sống tiếp được đây”, người đàn ông ngửa mặt lên trời, ánh mắt đầy đau khổ.
Ngày 29/9, trao đổi với VnExpress.net, ông Trương Công Mạnh, Trưởng công an xã Quang Trung cho biết, Công an tỉnh Thanh Hóa đã hoàn tất thủ tục khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi. Bà Bùi Thị Lan và người lái máy xúc đã được triệu tập về trụ sở công an để lấy lời khai, xác minh vụ việc. Chiếc máy xúc, tang vật vụ án cũng đã bị cơ quan điều tra tạm giữ.
“Theo quan sát hiện trường và qua lời khai của các nhân chứng, nguyên nhân bức tường đổ sập đè chết 4 đứa trẻ là do trong quá trình thi công, người thợ máy đã múc quá sâu vào chân tường khiến bức tường hổng chân, không còn điểm tựa nên đổ sập”, ông Mạnh nhận định.
Lê Hoàng
chilaemthoi- Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013
Similar topics
» Bức tường đổ sập đè chết 4 bé trai
» Số người chết trong vụ nổ ở Phú Thọ lên tới 24
» Ôtô khách đâm nát đầu xe tải, tài xế chết kẹt trong cabin
» Vi khuẩn chết người ẩn náu trong túi xách
» Bé 2 tuổi chết đuối trong trường mầm non
» Số người chết trong vụ nổ ở Phú Thọ lên tới 24
» Ôtô khách đâm nát đầu xe tải, tài xế chết kẹt trong cabin
» Vi khuẩn chết người ẩn náu trong túi xách
» Bé 2 tuổi chết đuối trong trường mầm non
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết