Cuộc đời miệt mài với công việc của Giáo sư Hoàng Như Mai
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Cuộc đời miệt mài với công việc của Giáo sư Hoàng Như Mai
"Cho đến những ngày cuối đời, giáo sư Mai vẫn dành hết tâm huyết với vai trò là Chủ tịch Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học TP HCM dù đã ở tuổi xưa nay hiếm", giáo sư Nguyễn Lộc chia sẻ kỷ niệm sau cùng với người bạn vừa từ trần.
Không quá đột ngột khi hay tin Giáo sư, nhà giáo nhân dân Hoàng Như Mai qua đời, bởi trước đó Giáo sư Nguyễn Lộc biết ông phải vào viện điều trị do bị gãy chân khi tuổi lại cao, sức yếu. Là một học trò, một đồng nghiệp và cũng là người bạn thân thiết nhất của Giáo sư Mai, ông Lộc nhớ da diết những kỷ niệm đẹp trong những năm tháng gắn bó giữa hai vị giáo sư, nhất là những ngày giáo sư Hoàng Như Mai cùng với các đồng nghiệp phải sơ tán cả trường lên Thái Nguyên để dạy học trong điều kiện đất nước chiến tranh ác liệt.
Theo dòng hồi ức của giáo sư Nguyễn Lộc, năm 13 tuổi, giáo sư Mai đã rời quê ở Lạng Thương, Bắc Giang lên Hà Nội để học tại trường Bưởi. Sau khi tốt nghiệp tú tài, ông vào Đại học Y nhưng do không thích nên chuyển sang học Luật 2 năm rồi ngưng. Do tình hình đất nước lúc bấy giờ biến động không thể học được ở trường, ông vào Thư viện Quốc gia và tự học.
Giáo sư Hoàng Như Mai đã giành nhiều tâm huyết cho Giáo dục và Văn học Việt Nam.
Năm 1943, được người bạn rủ, giáo sư Mai bắt đầu nhận dạy môn Văn học Việt Nam và Văn học Pháp ở trường tư thục Đông Hải (Thái Bình). Thời gian dạy ở đây, giáo sư đã cảm mến một học trò và sau này trở thành phu nhân.
Vào những năm Cách mạng tháng Tám bùng nổ, giáo sư Mai hăng hái viết sách, báo và kịch rồi cùng với những người bạn là nghệ sĩ thành lập một đoàn kịch để vào Nam, vừa diễn vừa tuyên truyền cách mạng. Nhiều vở kịch của giáo sư thời bấy giờ đã được lưu diễn khắp cả nước. Vài năm sau, giáo sư Mai tiếp tục quay lại với việc giảng dạy rồi cùng với nhiều nhà tri thức thành lập trường Phan Thanh (Thái Bình) và đảm nhận hiệu trưởng của trường này. Cũng từ đây, ông bắt đầu chính thức đi vào con đường giáo dục.
Vào những năm 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp bước vào giai đoạn ác liệt, các trường học phải giải thể, lúc này, giáo sư được điều lên Việt Bắc làm việc tại Bộ Quốc gia giáo dục và giảng dạy tại trường sư phạm Việt Bắc, Thái Nguyên. Sau đó ông chuyển về Hà Nội giảng dạy tại ĐH Tổng hợp Hà Nội. Vào những năm 1965 đến 1973, Mỹ mở rộng đánh chiếm miền Bắc, trường phải sơ tán về Thái Nguyên nên thầy cùng gia đình lại chuyển theo. Trong thời gian giảng dạy tại trường, giáo sư được mời thỉnh giảng tại Đại học Văn khoa Sài Gòn.
Đến năm 1980, để tăng cường lực lượng cho các trường ở miền Nam TP HCM, Bộ Đại học đã chuyển hẳn giáo sư Mai vào TP HCM làm công tác giảng dạy tại khoa Ngữ Văn ĐH Tổng Hợp TP HCM (nay gọi là Khoa học xã hội và nhân văn).
Ngoài việc giảng dạy, thời gian này thầy giáo Mai đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu sân khấu cải lương… Về sau, khi nghỉ hưu, thầy vẫn tham gia giảng dạy cho các lớp Cao học, nghiên cứu sinh và là thành viên sáng lập đại học Văn Hiến, làm hiệu trưởng trường THPT Trương Vĩnh Ký năm 1997.
Theo đánh giá của giáo sư Nguyễn Lộc, Giáo sư Hoàng Như Mai là một nhà hoạt động sôi nổi trên nhiều lĩnh vực thuộc Giáo dục và Văn học. Thời còn trẻ thầy hăng hái viết kịch và đóng kịch. Khi chuyển sang công tác giáo dục thầy viết các công trình nghiên cứu. Khi bộc bạch tâm sự thầy làm thơ. Khi cần phát biểu với đông đảo quần chúng về những vấn đề chính trị, xã hội, văn học, thầy viết báo nói chuyện. Hàng trăm buổi nói chuyện trước công chúng của thầy chủ yếu về những vấn đề văn học luôn diễn ra rất sôi nổi. Thầy còn có gần 1.000 bài báo đăng trên các báo, tạp chí, đọc trên đài phát thanh đài truyền hình trung ương và thành phố.
“Dường như ở những lĩnh vực nào thầy cũng để lại những dấu ấn, song có lẽ vượt lên trên tất cả chính là cái tình của thầy. Thầy Hoàng Như Mai là người sống chí tình với học trò, bạn bè xung quanh và với cuộc sống”, giáo sư Nguyễn Lộc viết về người thầy, người đồng nghiệp trong một cuốn kỷ yếu nhân dịp mừng sinh nhật lần 80 của giáo sư Mai.
Ra đi ở tuổi “xưa nay hiếm”, giáo sư Mai đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp giáo dục và văn chương. Không lâu trước khi phải vào viện điều trị bệnh, giáo sư vẫn còn rất minh mẫn và làm việc không mệt mỏi với vai trò là Chủ tịch Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học TP HCM do chính ông thành lập từ năm 1988. Cách đây vài tháng, khi biết tuổi đã cao, sức đã yếu các con lại không theo nghiệp nên giáo sư quyết định trao lại toàn bộ kho sách của mình cho ĐH Văn Hiến.
Hải Duyên
Không quá đột ngột khi hay tin Giáo sư, nhà giáo nhân dân Hoàng Như Mai qua đời, bởi trước đó Giáo sư Nguyễn Lộc biết ông phải vào viện điều trị do bị gãy chân khi tuổi lại cao, sức yếu. Là một học trò, một đồng nghiệp và cũng là người bạn thân thiết nhất của Giáo sư Mai, ông Lộc nhớ da diết những kỷ niệm đẹp trong những năm tháng gắn bó giữa hai vị giáo sư, nhất là những ngày giáo sư Hoàng Như Mai cùng với các đồng nghiệp phải sơ tán cả trường lên Thái Nguyên để dạy học trong điều kiện đất nước chiến tranh ác liệt.
Theo dòng hồi ức của giáo sư Nguyễn Lộc, năm 13 tuổi, giáo sư Mai đã rời quê ở Lạng Thương, Bắc Giang lên Hà Nội để học tại trường Bưởi. Sau khi tốt nghiệp tú tài, ông vào Đại học Y nhưng do không thích nên chuyển sang học Luật 2 năm rồi ngưng. Do tình hình đất nước lúc bấy giờ biến động không thể học được ở trường, ông vào Thư viện Quốc gia và tự học.
Giáo sư Hoàng Như Mai đã giành nhiều tâm huyết cho Giáo dục và Văn học Việt Nam.
Năm 1943, được người bạn rủ, giáo sư Mai bắt đầu nhận dạy môn Văn học Việt Nam và Văn học Pháp ở trường tư thục Đông Hải (Thái Bình). Thời gian dạy ở đây, giáo sư đã cảm mến một học trò và sau này trở thành phu nhân.
Vào những năm Cách mạng tháng Tám bùng nổ, giáo sư Mai hăng hái viết sách, báo và kịch rồi cùng với những người bạn là nghệ sĩ thành lập một đoàn kịch để vào Nam, vừa diễn vừa tuyên truyền cách mạng. Nhiều vở kịch của giáo sư thời bấy giờ đã được lưu diễn khắp cả nước. Vài năm sau, giáo sư Mai tiếp tục quay lại với việc giảng dạy rồi cùng với nhiều nhà tri thức thành lập trường Phan Thanh (Thái Bình) và đảm nhận hiệu trưởng của trường này. Cũng từ đây, ông bắt đầu chính thức đi vào con đường giáo dục.
Vào những năm 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp bước vào giai đoạn ác liệt, các trường học phải giải thể, lúc này, giáo sư được điều lên Việt Bắc làm việc tại Bộ Quốc gia giáo dục và giảng dạy tại trường sư phạm Việt Bắc, Thái Nguyên. Sau đó ông chuyển về Hà Nội giảng dạy tại ĐH Tổng hợp Hà Nội. Vào những năm 1965 đến 1973, Mỹ mở rộng đánh chiếm miền Bắc, trường phải sơ tán về Thái Nguyên nên thầy cùng gia đình lại chuyển theo. Trong thời gian giảng dạy tại trường, giáo sư được mời thỉnh giảng tại Đại học Văn khoa Sài Gòn.
Đến năm 1980, để tăng cường lực lượng cho các trường ở miền Nam TP HCM, Bộ Đại học đã chuyển hẳn giáo sư Mai vào TP HCM làm công tác giảng dạy tại khoa Ngữ Văn ĐH Tổng Hợp TP HCM (nay gọi là Khoa học xã hội và nhân văn).
Ngoài việc giảng dạy, thời gian này thầy giáo Mai đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu sân khấu cải lương… Về sau, khi nghỉ hưu, thầy vẫn tham gia giảng dạy cho các lớp Cao học, nghiên cứu sinh và là thành viên sáng lập đại học Văn Hiến, làm hiệu trưởng trường THPT Trương Vĩnh Ký năm 1997.
Theo đánh giá của giáo sư Nguyễn Lộc, Giáo sư Hoàng Như Mai là một nhà hoạt động sôi nổi trên nhiều lĩnh vực thuộc Giáo dục và Văn học. Thời còn trẻ thầy hăng hái viết kịch và đóng kịch. Khi chuyển sang công tác giáo dục thầy viết các công trình nghiên cứu. Khi bộc bạch tâm sự thầy làm thơ. Khi cần phát biểu với đông đảo quần chúng về những vấn đề chính trị, xã hội, văn học, thầy viết báo nói chuyện. Hàng trăm buổi nói chuyện trước công chúng của thầy chủ yếu về những vấn đề văn học luôn diễn ra rất sôi nổi. Thầy còn có gần 1.000 bài báo đăng trên các báo, tạp chí, đọc trên đài phát thanh đài truyền hình trung ương và thành phố.
“Dường như ở những lĩnh vực nào thầy cũng để lại những dấu ấn, song có lẽ vượt lên trên tất cả chính là cái tình của thầy. Thầy Hoàng Như Mai là người sống chí tình với học trò, bạn bè xung quanh và với cuộc sống”, giáo sư Nguyễn Lộc viết về người thầy, người đồng nghiệp trong một cuốn kỷ yếu nhân dịp mừng sinh nhật lần 80 của giáo sư Mai.
Ra đi ở tuổi “xưa nay hiếm”, giáo sư Mai đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp giáo dục và văn chương. Không lâu trước khi phải vào viện điều trị bệnh, giáo sư vẫn còn rất minh mẫn và làm việc không mệt mỏi với vai trò là Chủ tịch Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học TP HCM do chính ông thành lập từ năm 1988. Cách đây vài tháng, khi biết tuổi đã cao, sức đã yếu các con lại không theo nghiệp nên giáo sư quyết định trao lại toàn bộ kho sách của mình cho ĐH Văn Hiến.
Hải Duyên
chilaemthoi- Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013
Similar topics
» Cuộc hội ngộ của những người từng giúp việc Đại tướng
» Cha con 'người rừng' quay quắt nhớ cuộc sống hoang dã
» Bàn giao Hoàng thành Thăng Long cho Hà Nội
» Học trò nhiều thế hệ tiễn biệt nhà giáo nhân dân Hoàng Như Mai
» Khởi đầu du học, công việc với khóa TOEIC
» Cha con 'người rừng' quay quắt nhớ cuộc sống hoang dã
» Bàn giao Hoàng thành Thăng Long cho Hà Nội
» Học trò nhiều thế hệ tiễn biệt nhà giáo nhân dân Hoàng Như Mai
» Khởi đầu du học, công việc với khóa TOEIC
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết