Sim So Dep , Sim Phong Thuy
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Lại tranh cãi về ly thân, mang thai hộ

Go down

Lại tranh cãi về ly thân, mang thai hộ Empty Lại tranh cãi về ly thân, mang thai hộ

Bài gửi  chilaemthoi Tue Sep 24, 2013 5:51 pm

Theo Bộ trưởng Hà Hùng Cường, có nhiều vấn đề như hôn nhân đồng tính, ly thân... Nhà nước chưa công nhận nhưng thực tế phát sinh thì vẫn phải giải quyết.
Sáng 24/9, Ủy ban các vấn đề xã hội thẩm tra dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật hôn nhân gia đình. Dự án luật này có một số điều chỉnh như cho phép người đồng tính sống chung; cho phép mang thai hộ; ly thân cũng phải thông qua tòa án; giảm độ tuổi kết hôn cho nam xuống còn 18...

Trước việc dự án luật cho phép người đồng tính sống chung nhưng lại chưa thừa nhận hôn nhân đồng giới, đại biểu Đặng Ngọc Tùng cho rằng, không công nhận hôn nhân đồng tính cũng khó vì đây là thực tế. Sửa đổi luật là cần thiết nhưng cần thêm định chế để đảm bảo quyền cho những người có hôn nhân đồng tính.

Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy cũng cho rằng không quy định nhưng cũng không cấm tức là Luật còn bỏ ngỏ vấn đề hôn nhân đồng tính. Không được công nhận song hiện các cặp đôi vẫn tổ chức cưới không đăng ký kết hôn. 



Dự án luật hôn nhân gia đình sửa đổi chấp nhận người đồng tính sống chung nhưng không công nhận hôn nhân đồng giới. Ảnh: Hoàng Hà.

Trong khi đó, ông Huỳnh Thành Lập, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM nhận định, đồng giới hiện nay ở các thành phố rất lộn xộn, thậm chí có cả đồng giới giả. Hơn nữa, trên thế giới cũng chỉ có 16 quốc gia công nhận hôn nhân đồng giới nên ban soạn thảo cần phải cân nhắc kỹ lưỡng khi đưa vào luật.

Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị Phạm Đức Châu nhấn mạnh, không thể có hôn nhân đồng tính, càng không thể có khái niệm kết hôn đối với những người này. Người đồng tính có quan hệ với nhau, một là về mặt tình cảm, hai là về về tài sản (nếu chung sống). Vì vậy, giải quyết vấn đề của họ chỉ đơn giản về tình cảm, không phân biệt đối xử, còn pháp luật không cần thiết phải đề cập.

"Hãy coi quan hệ giữa những người đồng tính là quan hệ xã hội. Khi họ tranh chấp tài sản thì đưa ra tòa dân sự", ông Châu bày tỏ.

Việc xác định ranh giới giữa mang thai hộ vì mục đích nhân đạo hay thương mại cũng được các đại biểu tranh luận. Theo Bộ Tư pháp, dự thảo Luật cấm mang thai hộ vì mục đích thương mại nhưng cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Quy định như vậy mang tính nhân văn nhằm tạo điều kiện cho các cặp vợ chồng không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh. Hiện, Việt Nam có khoảng 700.000 - 1 triệu cặp vợ chồng hiếm muộn.

Theo đại biểu Đặng Ngọc Tùng, mang thai hộ là nhu cầu nhưng cần có quy định chung nhằm đảm bảo quyền lợi của phụ nữ mang thai hộ. "Trong trường hợp con sinh ra bị khuyết tật, người nhờ mang thai không nhận thì mang thai hộ phải làm gì? Cơ quan soạn thảo đã bàn tiêu chí thế nào với người mang thai hộ?”, ông Tùng đặt câu hỏi.

Đại biểu Kim Chi cũng lưu ý ban soạn thảo quan tâm đến trường hợp mang thai hộ, khi người mẹ không muốn nuôi con, mà người nhờ không đủ điều kiện chi trả. Quy định mỗi người chỉ được một lần mang thai hộ nhưng cơ sở nào để xác định điều này và nếu phát hiện mang thai lần 2 thì xử lý ra sao?

Lấy dẫn chứng câu chuyện mới đây cậu bé một tuổi đã được thừa kế gia sản hàng chục nghìn tỷ đồng, đại biểu Hồng Hà cho rằng cần phải làm rõ mối quan hệ giữa đứa trẻ với người mang thai hộ và người nhờ mang thai. Hiện dự luật sửa đổi chưa quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ như bố mẹ của hai bên. “Nếu trong quá trình đó phát sinh tranh chấp tài sản của đứa trẻ thì làm thế nào”, bà Hà thắc mắc.

Vấn đề ly thân quy định trong dự án sửa đổi cũng bị nhiều đại biểu phản đối. Đại biểu Châu (Quảng Trị) đề nghị ban soạn thảo suy nghĩ kỹ về bản chất của ly thân bởi đó là vợ chồng không sống chung với nhau dù trong một mái nhà, nhưng không làm chấm dứt các quan hệ khác như nghĩa vụ với con cái, gia đình.

"Có cần thiết phải quy định tòa án quyết định ly thân không? Bản chất ly thân không đánh đồng với ly hôn vì họ có thể quay trở lại với nhau. Quy định là gượng ép và không cần thiết", ông Châu nói.

Giải trình những thắc mắc nêu trên, lãnh đạo Bộ Tư pháp cho biết, khi soạn thảo luật năm 2000, vấn đề ly thân, mang thai hộ, người đồng giới... đã được thảo luận sôi nổi. Sau hơn 10 năm, những điều này vẫn diễn ra và nhiều người đồng giới đã gửi thư lên các cơ quan chức năng bày tỏ nguyện vọng được bình đẳng. Còn phân biệt mang thai hộ vì mục đích thương mại và nhân đạo cũng không khó. Nếu lấy tiền công, lặp đi lặp lại là thương mại, còn chỉ mang thai hộ một lần giữa người thân thiết là nhân đạo.

Năm 2005, người dân có nhu cầu giải quyết ly thân nhưng tòa án trả lời pháp luật không quy định nên không giải quyết. "Việc cơ quan nhà nước không thụ lý vấn đề của người dân là không ổn. Nhà nước chưa công nhận nhưng thực tế phát sinh thì vẫn cần được giải quyết", Bộ trưởng Hà Hùng Cường nói và cho hay, những quy định bổ sung này nhằm mục đích lấp khoảng trống của pháp luật.

Còn Chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề xã hội Trương Thị Mai khẳng định, hôn nhân là số phận của từng người nhưng ảnh hưởng lớn đến xã hội. Hiện nay gia đình hiện đại một thế hệ đã nhiều hơn, sự thay đổi trong hôn nhân cũng nhiều. Dự án sửa đổi bổ sung luật hôn nhân gia đình đã thể hiện quyền con người, quyền công dân tốt hơn, tạo cơ hội lựa chọn cho người dân. Tuy nhiên, ban soạn thảo phải có chế tài xử lý ly thân, ly hôn bởi bản chất của hai vấn đề này không giống nhau.

"Nên khuyến khích họ lựa chọn khuôn khổ pháp lý vì như vậy sẽ được bảo vệ tốt hơn. Có những cái đạo đức truyền thống sẽ bảo vệ được như cha mẹ nói con cái phải nghe. Chúng ta không yêu cầu người dân phải theo cái này cái kia mà được quyền lựa chọn phương án phù hợp hơn, đảm bảo quyền lợi của cho mình”, bà Mai nói.

Hoàng Thùy

chilaemthoi

Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết