Những đoạn đường đắt đỏ bị đình trệ nhiều năm ở Hà Nội
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Những đoạn đường đắt đỏ bị đình trệ nhiều năm ở Hà Nội
Sau 8 năm, nửa km đường vành đai 1 đoạn Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái vẫn triển khai rất ì ạch, cho dù Hà Nội sẵn sàng đầu tư tới hơn 800 tỷ đồng. Trung bình mỗi mét đường tốn hơn một tỷ đồng.
Qua hơn 10 năm quy hoạch treo, vành đai 1 (đoạn Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái) đã được thành phố Hà Nội phê duyệt đầu tư vào năm 2005, có tổng vốn hơn 813 tỷ đồng, trong đó giải phóng mặt bằng chiếm 669 tỷ đồng. Đoạn đường này có chiều dài 548 m với điểm đầu là ngã tư Lò Đúc - Trần Khát Chân, điểm cuối giao với đê Nguyễn Khoái, thiết kế đường rộng 50 m.
Dự án phải thu hồi hơn 41.000 m2 đất tại 4 phường thuộc quận Hai Bà Trưng, di chuyển khoảng 850 hộ và 5 cơ quan, trong đó có 750 hộ phải tái định cư.
Qua 8 năm với 2 lần thay đổi đơn vị đảm trách giải phóng mặt bằng, tiến độ dự án này vẫn rất chậm chạp, kế hoạch khởi công đường vào cuối năm 2012 không thực hiện được. Nhiều nguyên nhân được các cơ quan quản lý đưa ra như thiếu quy chế quản lý kiến trúc, thiếu nhà tái định cư, thiếu vốn...
Vành đai 1 Hà Nội còn nhiều đoạn đường dang dở. Ảnh: PV
Hiện nay, Hà Nội đã bố trí đủ quỹ nhà tái định cư với 250 căn năm 2013 và 480 căn cho đủ quỹ nhà trong quý I và II/2014, đồng thời bổ sung kế hoạch vốn năm nay cho dự án là 260 tỷ đồng. Do vậy, nếu việc giải tỏa thuận lợi thì đoạn đường nửa km này sẽ được hoàn thành vào năm tới.
Cũng nằm trên vành đai 1, đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu cũng có chi phí đầu tư "khủng" là hơn 600 tỷ đồng cho 547m đường.
Đoạn đường này rộng 50 m, trong đó mặt đường rộng 32 m, dải phân cách giữa rộng 3 m, vỉa hè 7 m... Dự án này phải giải phóng mặt bằng 5 cơ quan và 450 hộ dân. Do nằm trong trung tâm thành phố nên chi phí đền bù là 527 tỷ đồng, trong khi chi phí xây dựng 53 tỷ đồng.
Mặc dù được khởi công từ tháng 4/2010, đoạn Hoàng Cầu - Ô Chợ Dừa cũng bị đình trệ 2 năm, thậm chí một số diện tích đã giải tỏa được tận dụng làm chỗ để xe.
Tới nay, dự án còn vướng hơn 30 hộ dân chưa bàn giao mặt bằng, nếu việc giải tỏa hoàn tất trong tháng 9 thì khả năng nửa km đường này sẽ được thông xe vào cuối năm nay.
Một tuyến đường khác cũng được quy hoạch treo thời gian dài là đường Trần Phú – Kim Mã. Dự án đã được phê duyệt đầu tư vào tháng 10/2011 với chiều dài 450 m, rộng 22 m, với hai làn xe 6 m, vỉa hè mỗi bên 5 m, điểm đầu là nút giao Lê Trực – Trần Phú và điểm cuối nút giao Kim Mã - Sơn Tây.
Đây cũng được coi là dự án có chi phí đầu tư kỷ lục ở Hà Nội, với tổng vốn khoảng 225 tỷ đồng cho nửa km đường rộng 22m, trong đó chi phí xây dựng hơn 18 tỷ đồng, chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gần 150 tỷ đồng...
Tổng diện tích đất thu hồi của dự án là 11.750 m2, liên quan đến 187 hộ dân phường Kim Mã và 32 hộ dân phường Điện Biên (quận Ba Đình). Trong đó, 170 hộ phải tái định cư, đã được thành phố chấp thuận bố trí vào khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính và nhà NO7 khu 5,3 ha phường Dịch Vọng.
Sau 2 năm, dự án này vẫn chưa được quận Ba Đình hoàn tất giải phóng mặt bằng. Do vậy, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo quận quyết liệt, tuyên truyền người dân chủ trương thu hồi đất của thành phố. Trong trường hợp cần thiết có thể dùng biện pháp hành chính để có thể bàn giao mặt bằng trong tháng 9 và hoàn thành trong tháng 12.
Theo một quan chức Ban giải phóng mặt bằng thành phố Hà Nội, phần lớn tiền đầu tư dự án dùng để đền bù cho người dân khi giải phóng mặt bằng. Mặc dù vậy, giá đền bù vẫn thấp so với giá thị trường khiến người dân không đồng thuận, cố tình cản trở dự án, điển hình là dự án Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu, Trần Phú - Kim Mã, nên các quận sẽ phải áp dụng biện pháp hành chính để thu hồi đất.
Để có vốn cho các dự án này, năm nay Hà Nội đã phát hành trái phiếu xây dựng thủ đô với số tiền khoảng 5.000 tỷ đồng và chi cho 8 công trình trọng điểm.
Đoàn Loan
Qua hơn 10 năm quy hoạch treo, vành đai 1 (đoạn Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái) đã được thành phố Hà Nội phê duyệt đầu tư vào năm 2005, có tổng vốn hơn 813 tỷ đồng, trong đó giải phóng mặt bằng chiếm 669 tỷ đồng. Đoạn đường này có chiều dài 548 m với điểm đầu là ngã tư Lò Đúc - Trần Khát Chân, điểm cuối giao với đê Nguyễn Khoái, thiết kế đường rộng 50 m.
Dự án phải thu hồi hơn 41.000 m2 đất tại 4 phường thuộc quận Hai Bà Trưng, di chuyển khoảng 850 hộ và 5 cơ quan, trong đó có 750 hộ phải tái định cư.
Qua 8 năm với 2 lần thay đổi đơn vị đảm trách giải phóng mặt bằng, tiến độ dự án này vẫn rất chậm chạp, kế hoạch khởi công đường vào cuối năm 2012 không thực hiện được. Nhiều nguyên nhân được các cơ quan quản lý đưa ra như thiếu quy chế quản lý kiến trúc, thiếu nhà tái định cư, thiếu vốn...
Vành đai 1 Hà Nội còn nhiều đoạn đường dang dở. Ảnh: PV
Hiện nay, Hà Nội đã bố trí đủ quỹ nhà tái định cư với 250 căn năm 2013 và 480 căn cho đủ quỹ nhà trong quý I và II/2014, đồng thời bổ sung kế hoạch vốn năm nay cho dự án là 260 tỷ đồng. Do vậy, nếu việc giải tỏa thuận lợi thì đoạn đường nửa km này sẽ được hoàn thành vào năm tới.
Cũng nằm trên vành đai 1, đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu cũng có chi phí đầu tư "khủng" là hơn 600 tỷ đồng cho 547m đường.
Đoạn đường này rộng 50 m, trong đó mặt đường rộng 32 m, dải phân cách giữa rộng 3 m, vỉa hè 7 m... Dự án này phải giải phóng mặt bằng 5 cơ quan và 450 hộ dân. Do nằm trong trung tâm thành phố nên chi phí đền bù là 527 tỷ đồng, trong khi chi phí xây dựng 53 tỷ đồng.
Mặc dù được khởi công từ tháng 4/2010, đoạn Hoàng Cầu - Ô Chợ Dừa cũng bị đình trệ 2 năm, thậm chí một số diện tích đã giải tỏa được tận dụng làm chỗ để xe.
Tới nay, dự án còn vướng hơn 30 hộ dân chưa bàn giao mặt bằng, nếu việc giải tỏa hoàn tất trong tháng 9 thì khả năng nửa km đường này sẽ được thông xe vào cuối năm nay.
Một tuyến đường khác cũng được quy hoạch treo thời gian dài là đường Trần Phú – Kim Mã. Dự án đã được phê duyệt đầu tư vào tháng 10/2011 với chiều dài 450 m, rộng 22 m, với hai làn xe 6 m, vỉa hè mỗi bên 5 m, điểm đầu là nút giao Lê Trực – Trần Phú và điểm cuối nút giao Kim Mã - Sơn Tây.
Đây cũng được coi là dự án có chi phí đầu tư kỷ lục ở Hà Nội, với tổng vốn khoảng 225 tỷ đồng cho nửa km đường rộng 22m, trong đó chi phí xây dựng hơn 18 tỷ đồng, chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gần 150 tỷ đồng...
Tổng diện tích đất thu hồi của dự án là 11.750 m2, liên quan đến 187 hộ dân phường Kim Mã và 32 hộ dân phường Điện Biên (quận Ba Đình). Trong đó, 170 hộ phải tái định cư, đã được thành phố chấp thuận bố trí vào khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính và nhà NO7 khu 5,3 ha phường Dịch Vọng.
Sau 2 năm, dự án này vẫn chưa được quận Ba Đình hoàn tất giải phóng mặt bằng. Do vậy, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo quận quyết liệt, tuyên truyền người dân chủ trương thu hồi đất của thành phố. Trong trường hợp cần thiết có thể dùng biện pháp hành chính để có thể bàn giao mặt bằng trong tháng 9 và hoàn thành trong tháng 12.
Theo một quan chức Ban giải phóng mặt bằng thành phố Hà Nội, phần lớn tiền đầu tư dự án dùng để đền bù cho người dân khi giải phóng mặt bằng. Mặc dù vậy, giá đền bù vẫn thấp so với giá thị trường khiến người dân không đồng thuận, cố tình cản trở dự án, điển hình là dự án Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu, Trần Phú - Kim Mã, nên các quận sẽ phải áp dụng biện pháp hành chính để thu hồi đất.
Để có vốn cho các dự án này, năm nay Hà Nội đã phát hành trái phiếu xây dựng thủ đô với số tiền khoảng 5.000 tỷ đồng và chi cho 8 công trình trọng điểm.
Đoàn Loan
chilaemthoi- Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013
Similar topics
» Những đoạn đường đắt đỏ bị đình trệ ở Hà Nội
» Nhiều trường ở thủ đô thu ngoài quy định
» Cây dùng đường trong thân xác định thời gian
» Nhiều tuyến đường ở TP HCM biến thành phố nhậu
» Thu nhiều súng trên đường vận chuyển vào Việt Nam
» Nhiều trường ở thủ đô thu ngoài quy định
» Cây dùng đường trong thân xác định thời gian
» Nhiều tuyến đường ở TP HCM biến thành phố nhậu
» Thu nhiều súng trên đường vận chuyển vào Việt Nam
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết