Sim So Dep , Sim Phong Thuy
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Cổ tích của chàng trai cao hơn 1m đỗ hai đại học

Go down

Cổ tích của chàng trai cao hơn 1m đỗ hai đại học Empty Cổ tích của chàng trai cao hơn 1m đỗ hai đại học

Bài gửi  chilaemthoi Thu Sep 19, 2013 10:51 am

Suốt tuổi thơ chiến đấu với những đợt mổ, đập toàn bộ xương để nắn chân, bị bạn bè lôi ra làm trò đùa..., chàng trai nhỏ bé Ma Văn Tụ luôn là học sinh giỏi suốt 12 năm phổ thông, sau đó thi đỗ ĐH Lâm nghiệp Hà Nội và ĐH Công Nghệ.


Không leo được giường tầng, Tụ được nhường cho giường bên dưới. Ảnh: Bình Minh.

Tiếng chuông hết giờ vang lên, chàng trai người Tày quê ở xã Tú Thịnh, Sơn Dương, Tuyên Quang, dò dẫm đôi chân ngắn tũn để tụt xuống khỏi ghế. Lẫn trong đám sinh viên đang chen chúc ra cửa là cậu trai bé nhỏ đội mũ lưỡi trai, mặc áo trắng đính phù hiệu trường cấp 3, tay cầm túi nhựa đựng quyển vở. So với các bạn cùng lớp, Tụ chỉ đứng tới hông họ. Rảo bước nhanh về phía nhà ăn, cậu tranh thủ ăn trưa để kịp giờ học chiều.
Vừa thấy Tụ bước vào, sinh viên ngồi kín dãy bàn hai bên lối đi dừng ăn, ngoái lại nhìn cho tới khi cậu khuất tầm mắt họ. Không để ý người xung quanh đang nhìn mình, Tụ đi thẳng tới chỗ gọi đồ ăn. Được ưu tiên, Tụ không phải đứng xếp hàng mà gọi món luôn. Xong xuôi, cậu chọn một góc khuất ngồi đung đưa đôi chân không chạm đất ăn ngon lành phần cơm 20.000 đồng. Chàng trai người dân tộc ấy vừa đỗ ĐH Lâm nghiệp Hà Nội và ĐH Công Nghệ trong đợt thi đại học vừa qua.
Sinh ra trong một gia đình làm nông, Tụ bị ảnh hưởng chất độc da cam từ ông nội từng chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị. Lúc mới chào đời, cậu bé cũng "đầy đủ" như bao đứa trẻ khác. Đến năm 1 tuổi, em bắt đầu ngừng phát triển. Lên 3 tuổi, Tụ chưa biết đi, chân tay bị khèo. Năm lớp 3, ròng rã suốt 7 tháng trời, cậu chiến đấu với những đợt mổ, đập toàn bộ xương để nắn chân. Đến giờ, đôi chân bị tật của cậu chi chít vết sẹo.Với Tụ, những ngày ấu thơ để lại trong cậu ký ức buồn khi bị bạn bè trêu chọc và lôi ra làm trò đùa. Lúc còn nhỏ chưa thấy rõ sự khác biệt với người xung quanh nhưng tới năm học cấp 2, Tụ hay bị bạn bè, trẻ con kéo đầu, tay, chân ra để xem và gọi là "chú lùn". "Những lúc ấy em rất buồn và thường chạy về nhà khóc một mình. Em từng hỏi và trách móc bố mẹ tại sao lại sinh ra mình với hình hài như vậy. Em ít chia sẻ với người thân, bạn bè mà chỉ bầu bạn với những con vật trong nhà", Tụ dè dặt giãi bày.
Tụ cho hay, ở nhà, cậu hay nói chuyện một mình hoặc "tâm sự" cùng chú cún nhỏ. Sức khỏe yếu nên cậu chỉ phụ giúp được bố mẹ những công việc như nấu cơm, quét nhà, chăn vịt. Cậu khoe khả năng chạy nhanh và hồi cấp hai từng đi chăn 2 con bò.



Tụ luôn được ưu tiên không cần xếp hàng lúc gọi đồ trong nhà ăn. Ảnh: Bình Minh.

Thiệt thòi hơn các bạn trang lứa nhưng đổi lại, từ năm lớp 1 đến lớp 12, Tụ luôn là học sinh giỏi. Năm cuối cấp, Tụ còn nhận được bằng khen của Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên Quang cho 3 năm liền là học sinh xuất sắc.
Ham học, Tụ luôn tranh thủ ôn bài bất cứ lúc nào. Ở quê của Tụ, buổi tối điện yếu đến mức không đủ ánh sáng sinh hoạt, vì vậy cậu thường học bài luôn ngay khi đi học về hoặc đợi tới đêm điện mạnh mới ngồi vào bàn. Đam mê tin học nhưng vì điện yếu không dùng được máy tính, cậu đành tranh thủ thực hành trên phòng máy ở trường. Sau này muốn trở thành một nhà lập trình game, Tụ thường "rèn luyện" game trên điện thoại.
Suốt cuộc trò chuyện, cậu sinh viên ngành Công nghệ Thông tin luôn khéo léo khép hai cánh tay ngắn ngủn, mũm mĩm của mình giấu ra phía sau. Thỉnh thoảng, bàn tay với những ngón ngắn, to của cậu với lên đầu gãi gãi.
Theo Tụ, khó khăn lớn nhất của em là việc đi lại. Chỉ cần di chuyển một lúc, Tụ đã cảm thấy mệt mỏi, mồ hôi vã ra. Suốt những năm cấp 2 và cấp 3, lúc nào Tụ cũng kè kè chiếc ghế nhựa để đặt chân. Chân không chạm đất khiến Tụ luôn cảm thấy mỏi và khó chịu. Để ngồi chắc chắn, cậu phải tì hai tay, ngực vào bàn và thường xuyên ngọ nguậy cho thoải mái. Giờ ra chơi, nhìn bạn bè chạy nhảy, nô đùa trên đôi chân khỏe mạnh, cậu học trò ấy lại ao ước mình được như họ.
"Em thích học thể dục, quốc phòng lắm nhưng đến tiết ấy lại đều được miễn. Trong các môn thể thao, em thích bóng đá và cầu lông. Ngày bé còn chơi được với cậu bạn gần nhà, giờ thì em chỉ đứng nhìn hoặc xem trên tivi", Tụ nói.
Học giỏi lại nghị lực nên Tụ được bạn bè và thầy cô trong trường yêu quý. Lúc biết tin Tụ đỗ hai đại học, thầy hiệu phó tặng Tụ 2 chiếc áo mới. Tụ kể, thầy dẫn em vào cửa hàng nhưng không chọn được cái nào, sau hai thầy trò phải sang cửa hàng bán đồ trẻ em.

Vẫn mang chút mặc cảm, Tụ kiệm lời, nói chuyện chỉ vừa đủ nghe, thỉnh thoảng giọng nghẹn lại. Sau hôm khám sức khỏe ở trường, cậu khoe đo được 1,1 m và nặng 30 kg. Từ ngày xuống Hà Nội học đại học, cậu chưa đi đâu ra khỏi cổng trường, suốt ngày quanh quẩn trong phòng ký túc xá mày mò máy tính rồi lên giảng đường. Không leo được giường tầng, Tụ được một anh khóa trên nhường cho nằm giường dưới. Khi nào muốn xuống đất, cậu lại trườn rồi tụt dần dần. Trên giường, Tụ xếp sách vở gọn gàng và treo mấy bộ quần áo trẻ em vừa tầm với.

Trong phòng, công tắc quạt và đèn quá cao Tụ nên mỗi lần muốn tắt, cậu đều phải kê ghế. Lần đầu xa nhà sống một mình, Tụ cố gắng tự lập, duy chỉ giặt quần áo xong, cậu phải nhờ bạn cùng phòng mắc lên dây phơi giúp. Lúc giặt đồ, vì không vắt bằng tay được nên Tụ chỉ đứng vào chậu rồi giẫm chân lên quần áo cho hết xà phòng. Không muốn làm phiền người khác nên Tụ chưa dám nhờ ai mang ghế nhựa lên lớp giúp mình. Ngồi học trên lớp nhức mỏi nhưng cậu cũng đành chịu.
Ôm chiếc máy tính to bản nặng 2 kg đặt lên bàn học, Tụ khoe mới được bố mẹ xuống thăm mua cho. Chia sẻ về cậu con trai nghị lực, chị Trần Thị Dung cho hay, từ nhỏ đến giờ, chưa khi nào vì dị tật của mình mà Tụ đòi nghỉ học. Ngay cả lúc nằm viện nhiều tháng để phẫu thuật, cậu cũng nhờ bố mẹ mang sách vở tới tự học.
Nhắc đến con, người mẹ này xúc động kể, Tụ bảo với chị rằng cậu luôn "mặc kệ" những lời trêu ghẹo, ánh nhìn của người xung quanh. Mừng vì con đỗ đại học nhưng vợ chồng chị Dung lại thêm lo lắng vì không biết một mình Tụ sẽ xoay sở với cuộc sống dưới Hà Nội ra sao. Nhà neo người lại bận rộn công việc nhà nông, gia đình không thể bố trí người đi chăm Tụ được. Ở nhà, thỉnh thoảng, trái gió trở trời, chị Dung thường phải xoa bóp cho con. Giờ Tụ học xa, chị lo không biết con sẽ thế nào.
Lo con không phơi được quần áo, chị Dung đặt làm giá phơi cao tầm 1 m rồi mang từ Tuyên Quang xuống Hà Nội. Ngoài ra, chị còn mua thêm cho con chiếc ghế nhựa cao để đứng lên tắt các công tắc và sắm nhiều chiếc móc dính tường. Xuống ký túc xá thăm con, thấy Tụ tự sắp xếp được cuộc sống, vợ chồng chị cũng yên tâm. Cũng muốn thường xuyên xuống Hà Nội nhưng vì đi lại tốn kém nên chị Dung tính để dành tiền ấy gửi xuống cho con ăn học.
Thương con, chị không muốn Tụ đi làm thêm. Với Tụ, cậu cũng xác định sẽ tập trung học và chưa có dự định gì xa xôi. Chàng sinh viên này cho biết sắp tới sẽ tham gia câu lạc bộ thuyết trình ở trường để khắc phục nỗi sợ xuất hiện trước đám đông.


Nhận xét về cậu học trò đặc biệt, cô Bùi Thị Tuyên, giáo viên Toán trường THPT Sơn Dương, Tuyên Quang, nhận xét Tụ là một học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ và có nghị lực vươn lên. Là học sinh dân tộc lại có xuất phát điểm không phải học ở trường chuyên, lớp chọn từ các cấp dưới nhưng năm cấp 3, Tụ bật lên đứng đầu lớp và đi thi học sinh giỏi Toán, Lý. Dù gia đình thuộc diện cận nghèo của xã, Tụ luôn nỗ lực vượt khó. Đôi lúc em cũng mặc cảm về ngoại hình của mình, sau đó lại vui vẻ, hồn nhiên với bạn bè. 

"Biết em đỗ hai đại học, tôi xúc động lắm. Tụ nhắn tin cho tôi, cả hai khối A và B, em đều đạt điểm 7 môn Toán. Ở trường, tôi luôn nhắc nhở các học sinh trong lớp học tập tấm gương của Tụ", cô Tuyên nói.


Bình Minh

chilaemthoi

Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết