Đo được tốc độ của một cú hắt xì hơi
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Đo được tốc độ của một cú hắt xì hơi
Tốc độ của một cú hắt xì hơi là 4,5 m/s chứ không lớn bằng 100 m/s như con người biết đến trước đây.
Đo tốc độ của việc hắt xì. Ảnh: Psu
Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học Canada sử dụng máy quay công nghệ cao để chụp ảnh quá trình hắt hơi tạo ra bởi sáu tình nguyện viên. Họ cho các tình nguyện viên đứng trước một gương lõm và chiếu một chùm tia sáng đèn LED về phía đó.
Không khí ấm hơn từ cú hắt hơi có chiết suất khác so với không khí mát hơn xung quanh, do đó ánh sáng đèn LED bị bẻ cong khác nhau. Chiếc máy ảnh ghi lại thay đổi và các nhà khoa học có thể tạo lập lại quá trình này.
Kết quả cho thấy vận tốc tối đa của cú hắt hơi không đạt tới mức 100 m/s như đã biết trước đây mà thay vào đó là 4,5 m/s, điều này cũng tương đương với vận tốc không khí khi con người ho. "Hiện tượng hắt hơi xuất phát từ đường hô hấp trên của chúng ta", Julian Tan từ phòng thí nghiệm y tế công cộng tại Edmonton, Alberta, nói.
Ông và các đồng sự của mình tại Singapore thừa nhận rằng con số này khác nhau nếu lựa chọn đối tượng nghiên cứu khác nhau. "Tất cả dữ liệu của tôi lấy từ một vài sinh viên ở châu Á, nếu ai đó ở Bắc Mỹ tham gia thí nghiệm, với khung cơ thể lớn hơn họ sẽ tạo ra vận tốc cao hơn", ông cho biết.
Theo Popsci, trong một thời gian rất lâu người ta cho rằng vận tốc của một cú hắt hơi vào khoảng 100 mét mỗi giây, nhưng điều đó dường như là một con số cường điệu. Con số này bắt nguồn từ nhà nghiên cứu tên là William Firth Wells, người đã phân tích kích thước giọt chất lỏng trong không khí từ một cú hắt hơi để suy ra tốc độ của nó.
Con số 100 m/s tồn tại nhiều năm qua mà chưa bao giờ được thử nghiệm trực tiếp trong phòng thí nghiệm. "Tôi nghĩ mọi người đang chờ đợi ai đó vạch trần vấn đề này", Julian Tan nói.
Lê Hùng
Đo tốc độ của việc hắt xì. Ảnh: Psu
Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học Canada sử dụng máy quay công nghệ cao để chụp ảnh quá trình hắt hơi tạo ra bởi sáu tình nguyện viên. Họ cho các tình nguyện viên đứng trước một gương lõm và chiếu một chùm tia sáng đèn LED về phía đó.
Không khí ấm hơn từ cú hắt hơi có chiết suất khác so với không khí mát hơn xung quanh, do đó ánh sáng đèn LED bị bẻ cong khác nhau. Chiếc máy ảnh ghi lại thay đổi và các nhà khoa học có thể tạo lập lại quá trình này.
Kết quả cho thấy vận tốc tối đa của cú hắt hơi không đạt tới mức 100 m/s như đã biết trước đây mà thay vào đó là 4,5 m/s, điều này cũng tương đương với vận tốc không khí khi con người ho. "Hiện tượng hắt hơi xuất phát từ đường hô hấp trên của chúng ta", Julian Tan từ phòng thí nghiệm y tế công cộng tại Edmonton, Alberta, nói.
Ông và các đồng sự của mình tại Singapore thừa nhận rằng con số này khác nhau nếu lựa chọn đối tượng nghiên cứu khác nhau. "Tất cả dữ liệu của tôi lấy từ một vài sinh viên ở châu Á, nếu ai đó ở Bắc Mỹ tham gia thí nghiệm, với khung cơ thể lớn hơn họ sẽ tạo ra vận tốc cao hơn", ông cho biết.
Theo Popsci, trong một thời gian rất lâu người ta cho rằng vận tốc của một cú hắt hơi vào khoảng 100 mét mỗi giây, nhưng điều đó dường như là một con số cường điệu. Con số này bắt nguồn từ nhà nghiên cứu tên là William Firth Wells, người đã phân tích kích thước giọt chất lỏng trong không khí từ một cú hắt hơi để suy ra tốc độ của nó.
Con số 100 m/s tồn tại nhiều năm qua mà chưa bao giờ được thử nghiệm trực tiếp trong phòng thí nghiệm. "Tôi nghĩ mọi người đang chờ đợi ai đó vạch trần vấn đề này", Julian Tan nói.
Lê Hùng
chilaemthoi- Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013
Similar topics
» Đuốc Olympic được đưa vào vũ trụ
» Tại sao não lại nhớ được?
» Rắn robot sẽ được đưa lên sao Hỏa
» Vàng được tạo ra như thế nào
» Mèo được cứu sống nhờ máu chó
» Tại sao não lại nhớ được?
» Rắn robot sẽ được đưa lên sao Hỏa
» Vàng được tạo ra như thế nào
» Mèo được cứu sống nhờ máu chó
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết