Đường đến đại học gian nan của nữ sinh nghèo học giỏi
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Đường đến đại học gian nan của nữ sinh nghèo học giỏi
Trong căn nhà vách đất của Phúc, ngoài chiếc xe đạp điện được trường tặng thì tập giấy khen, bằng khen, huy chương bọc cẩn thận là tài sản đáng giá nhất.
Đạt giải ba quốc gia môn Sử, Ngô Thị Phúc được tuyển thẳng vào Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Tuy nhiên, cô học trò nghèo ở thôn Yên Sơn (Nghĩa Trung, Việt Yên, Bắc Giang) vẫn quyết tâm thực hiện ước mơ của mình là thi đỗ Đại học Luật Hà Nội. Kỳ thi năm nay, Phúc toại nguyện với 26,5 điểm.
Suốt 12 năm qua, Phúc luôn giành được danh hiệu học sinh giỏi, tốt nghiệp cấp ba loại giỏi. Trong 2 năm lớp 11, lớp 12, em liên tiếp đạt giải nhất học sinh giỏi tỉnh, giải ba quốc gia môn Sử...
Hai mẹ con Phúc ra bến xe, chuẩn bị đi lên Hà Nội nhập học.
Phúc có một tuổi thơ khốn khó. Năm em lên 2 tuổi, cha mất vì bệnh hiểm nghèo. Cũng năm đó, em bị sốt nặng, nhà nghèo, mẹ đã không chạy chữa kịp thời nên một bên mắt của em mờ đi.
Mẹ đi bước nữa, Phúc ở với mẹ và cha dượng trong căn nhà vách đất nằm cạnh chân đồi làng Yên Sơn. Trong căn nhà chỉ có cái giường ọp ẹp, bộ bàn ghế cũ kỹ. Chiếc xe đạp điện do nhà trường tặng Phúc là món đồ giá trị nhất. Gia đình còn một tài sản quý nữa là tập giấy khen, bằng khen, huy chương được treo trên tường hoặc bọc cẩn thận mà Phúc đã giữ gìn ngăn nắp trên bàn học.
Gia đình Phúc sống bằng nghề làm ruộng, đông con nên phải lo từng bữa ăn. Học cấp ba, trường xa nhà 20 km Phúc vẫn đạp xe đi về, giúp cha mẹ lo việc đồng áng. Năm lớp 11, em được nhà trường tặng chiếc xe đạp điện nên đỡ vất vả hơn.
Chị Dương Thị Ngữ, mẹ của Phúc, chia sẻ: "Nhà nghèo, lắm khi thấy tội cho các con. Nhưng lần nào tôi đi họp phụ huynh lại rơi nước mắt hạnh phúc vì Phúc được thầy cô khen ngoan, học giỏi".
Các bằng khen của Phúc được treo trang trọng trên tường.
Chị Ngữ tâm sự, mùa hè trong nhà nóng quá, Phúc một mình chạy lên trên sườn đồi ngồi học. Đi chăn bò hay đi đâu, em cũng tranh thủ cầm theo quyển sách để đọc.
Được tuyển thẳng nhưng Phúc vẫn mơ ước và tự đặt cho mình mục tiêu cao hơn nhiều so với những gì đã đạt được. Phúc tự học hỏi ôn thi, rồi thi tuyển vào trường Luật. Những buổi đêm học thông đến sáng, mắt sưng lên vì mỏi và mệt, Phúc vẫn quyết tâm thực hiện mơ ước trở thành một luật sư, đóng góp cho xã hội nhiều hơn.
Từ ngày biết kết quả thi đại học, hai mẹ con Phúc lại càng thêm lo lắng, nhiều hôm mẹ thấy Phúc khóc, lo không có tiền đi học. Trước ngày em nhập học, hai mẹ con được họ hàng, làng xóm giúp đỡ 2 triệu đồng.
"Mẹ lo phải làm gì để mỗi tháng có tiền chu cấp cho em học hành, còn em vừa lo tiền ăn học vừa lo mẹ ở nhà. Dù thế nào em cũng phải đi học để hoàn thành tâm nguyện của mẹ đó là thoát cảnh nghèo khổ", Phúc trải lòng.
Cả gia đình Phúc sống trong căn nhà vách đất tạm bợ.
Chia sẻ về cô học trò giàu nghị lực, thầy Bạch Đăng Khoa, hiệu trưởng trường THPT chuyên Bắc Giang, tâm sự: "Tôi và các giáo viên trong trường rất tự hào về những thành tích học tập của em Phúc. Sau khi em đậu Đại học Luật Hà Nội, trường đã trao quà động viên gia đình tiếp tục cố gắng để em được đi học. Điều nhà trường lo lắng là với hoàn cảnh như vậy, con đường đến giảng đường của em chắc sẽ nhiều khó khăn lắm".
Bài và ảnh: Huyền Nguyễn
Đạt giải ba quốc gia môn Sử, Ngô Thị Phúc được tuyển thẳng vào Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Tuy nhiên, cô học trò nghèo ở thôn Yên Sơn (Nghĩa Trung, Việt Yên, Bắc Giang) vẫn quyết tâm thực hiện ước mơ của mình là thi đỗ Đại học Luật Hà Nội. Kỳ thi năm nay, Phúc toại nguyện với 26,5 điểm.
Suốt 12 năm qua, Phúc luôn giành được danh hiệu học sinh giỏi, tốt nghiệp cấp ba loại giỏi. Trong 2 năm lớp 11, lớp 12, em liên tiếp đạt giải nhất học sinh giỏi tỉnh, giải ba quốc gia môn Sử...
Hai mẹ con Phúc ra bến xe, chuẩn bị đi lên Hà Nội nhập học.
Phúc có một tuổi thơ khốn khó. Năm em lên 2 tuổi, cha mất vì bệnh hiểm nghèo. Cũng năm đó, em bị sốt nặng, nhà nghèo, mẹ đã không chạy chữa kịp thời nên một bên mắt của em mờ đi.
Mẹ đi bước nữa, Phúc ở với mẹ và cha dượng trong căn nhà vách đất nằm cạnh chân đồi làng Yên Sơn. Trong căn nhà chỉ có cái giường ọp ẹp, bộ bàn ghế cũ kỹ. Chiếc xe đạp điện do nhà trường tặng Phúc là món đồ giá trị nhất. Gia đình còn một tài sản quý nữa là tập giấy khen, bằng khen, huy chương được treo trên tường hoặc bọc cẩn thận mà Phúc đã giữ gìn ngăn nắp trên bàn học.
Gia đình Phúc sống bằng nghề làm ruộng, đông con nên phải lo từng bữa ăn. Học cấp ba, trường xa nhà 20 km Phúc vẫn đạp xe đi về, giúp cha mẹ lo việc đồng áng. Năm lớp 11, em được nhà trường tặng chiếc xe đạp điện nên đỡ vất vả hơn.
Chị Dương Thị Ngữ, mẹ của Phúc, chia sẻ: "Nhà nghèo, lắm khi thấy tội cho các con. Nhưng lần nào tôi đi họp phụ huynh lại rơi nước mắt hạnh phúc vì Phúc được thầy cô khen ngoan, học giỏi".
Các bằng khen của Phúc được treo trang trọng trên tường.
Chị Ngữ tâm sự, mùa hè trong nhà nóng quá, Phúc một mình chạy lên trên sườn đồi ngồi học. Đi chăn bò hay đi đâu, em cũng tranh thủ cầm theo quyển sách để đọc.
Được tuyển thẳng nhưng Phúc vẫn mơ ước và tự đặt cho mình mục tiêu cao hơn nhiều so với những gì đã đạt được. Phúc tự học hỏi ôn thi, rồi thi tuyển vào trường Luật. Những buổi đêm học thông đến sáng, mắt sưng lên vì mỏi và mệt, Phúc vẫn quyết tâm thực hiện mơ ước trở thành một luật sư, đóng góp cho xã hội nhiều hơn.
Từ ngày biết kết quả thi đại học, hai mẹ con Phúc lại càng thêm lo lắng, nhiều hôm mẹ thấy Phúc khóc, lo không có tiền đi học. Trước ngày em nhập học, hai mẹ con được họ hàng, làng xóm giúp đỡ 2 triệu đồng.
"Mẹ lo phải làm gì để mỗi tháng có tiền chu cấp cho em học hành, còn em vừa lo tiền ăn học vừa lo mẹ ở nhà. Dù thế nào em cũng phải đi học để hoàn thành tâm nguyện của mẹ đó là thoát cảnh nghèo khổ", Phúc trải lòng.
Cả gia đình Phúc sống trong căn nhà vách đất tạm bợ.
Chia sẻ về cô học trò giàu nghị lực, thầy Bạch Đăng Khoa, hiệu trưởng trường THPT chuyên Bắc Giang, tâm sự: "Tôi và các giáo viên trong trường rất tự hào về những thành tích học tập của em Phúc. Sau khi em đậu Đại học Luật Hà Nội, trường đã trao quà động viên gia đình tiếp tục cố gắng để em được đi học. Điều nhà trường lo lắng là với hoàn cảnh như vậy, con đường đến giảng đường của em chắc sẽ nhiều khó khăn lắm".
Bài và ảnh: Huyền Nguyễn
chilaemthoi- Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013
Similar topics
» Đường ray xe lửa giãn nở như thế nào?
» Nữ sinh mồ côi từ bỏ giấc mơ đại học vì nghèo
» Gia sư miễn phí cho học sinh nghèo
» Cây dùng đường trong thân xác định thời gian
» Cuộc đời giản dị của vị Phó giám đốc thiệt mạng trên đường đi cứu trợ
» Nữ sinh mồ côi từ bỏ giấc mơ đại học vì nghèo
» Gia sư miễn phí cho học sinh nghèo
» Cây dùng đường trong thân xác định thời gian
» Cuộc đời giản dị của vị Phó giám đốc thiệt mạng trên đường đi cứu trợ
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết