Ngày mùa ở 'cánh đồng trên cao' duy nhất tại miền Tây
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Ngày mùa ở 'cánh đồng trên cao' duy nhất tại miền Tây
Những ngày này trên cánh đồng vàng Bảy Núi (An Giang), bà con Khmer đang tất bật thu hoạch, người gặt, kẻ phơi, bán lúa cho thương lái làm cho bầu không khí của vùng biên nhộn nhịp hẳn lên.
Vùng Bảy Núi (An Giang) bao gồm hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên nằm giáp biên với nước bạn Campuchia. Đây được xem là vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống nhất và là nơi duy có cánh đồng trên cao ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở Bảy Núi khoảng 2.000 ha, một năm trồng được hai vụ lúa, tức là vụ hè thu và thu đông. Ngoài ra còn trồng được hoa màu và cây ăn trái vì vùng đất cao không thể đưa nước từ đồng bằng lên, nên người trồng lúa phải phụ thuộc vào "ông trời” (nguồn nước mưa trong năm) để trồng lúa.
Tuy năng suất thấp, nhưng đặc biệt nơi đây lại sản xuất được loại lúa đặc sản gạo Nàng Nhen nổi tiếng cả nước.
Diện tích canh tác lúa ở Bảy Núi đa phần nhỏ. Do địa hình núi đồi, việc đưa cơ giới vào thu hoạch rất khó nên hầu hết các nông dân phải làm bằng tay.
Sau khi gặt xong, lúa được gánh về nhà.
Những bông lúa chín vàng trĩu hạt là niềm vui ngày mùa của người nông dân vùng biên.
Chỉ ít nơi không trở ngại đồi núi, việc thu hoạch được cơ giới hóa.
Đưa lúa đến sân phơi tập trung.
Lúa phơi khô được bán lúa cho thương lái. Niềm vui nhất của người dân trồng lúa là trúng mùa được giá cao.
Người dân nơi đây tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp là rơm, không đốt đi mà dùng để nuôi trâu bò vừa tăng thu nhập gia đình.
Gia Bảo
Vùng Bảy Núi (An Giang) bao gồm hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên nằm giáp biên với nước bạn Campuchia. Đây được xem là vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống nhất và là nơi duy có cánh đồng trên cao ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở Bảy Núi khoảng 2.000 ha, một năm trồng được hai vụ lúa, tức là vụ hè thu và thu đông. Ngoài ra còn trồng được hoa màu và cây ăn trái vì vùng đất cao không thể đưa nước từ đồng bằng lên, nên người trồng lúa phải phụ thuộc vào "ông trời” (nguồn nước mưa trong năm) để trồng lúa.
Tuy năng suất thấp, nhưng đặc biệt nơi đây lại sản xuất được loại lúa đặc sản gạo Nàng Nhen nổi tiếng cả nước.
Diện tích canh tác lúa ở Bảy Núi đa phần nhỏ. Do địa hình núi đồi, việc đưa cơ giới vào thu hoạch rất khó nên hầu hết các nông dân phải làm bằng tay.
Sau khi gặt xong, lúa được gánh về nhà.
Những bông lúa chín vàng trĩu hạt là niềm vui ngày mùa của người nông dân vùng biên.
Chỉ ít nơi không trở ngại đồi núi, việc thu hoạch được cơ giới hóa.
Đưa lúa đến sân phơi tập trung.
Lúa phơi khô được bán lúa cho thương lái. Niềm vui nhất của người dân trồng lúa là trúng mùa được giá cao.
Người dân nơi đây tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp là rơm, không đốt đi mà dùng để nuôi trâu bò vừa tăng thu nhập gia đình.
Gia Bảo
chilaemthoi- Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013
Similar topics
» Cánh đồng tua bin gió lớn nhất châu Phi
» Phục hồi những cánh đồng chết ở Nhật Bản
» Ngày mai, miền bắc hết lạnh
» Dấu vết của nước trên sao Hỏa ngày nay
» Miền Bắc sắp đón mưa sao băng sáng nhất năm
» Phục hồi những cánh đồng chết ở Nhật Bản
» Ngày mai, miền bắc hết lạnh
» Dấu vết của nước trên sao Hỏa ngày nay
» Miền Bắc sắp đón mưa sao băng sáng nhất năm
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết