Động vật móng guốc Đông Nam Á bên bờ tuyệt chủng
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Động vật móng guốc Đông Nam Á bên bờ tuyệt chủng
Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WWF) cảnh báo, các loài hoang dã thuộc bộ móng guốc, bao gồm cả một số loài đặc hữu của khu vực Tiểu vùng sông Mekong mở rộng đang có nguy cơ biến mất vĩnh viễn.
Loài sao la. Ảnh: WWF.
WWF vừa công bố báo cáo mới có tên "Vùng vẫy nơi rừng sâu" đề cập đến các loài hoang dã thuộc Tiểu vùng sông Mekong mở rộng gồm Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanmar, Campuchia và một phần Trung Quốc. Báo cáo nói đến 13 loài thuộc bộ móng guốc, từ loài nai có kích thước nhỏ cho đến loài mang biểu tượng văn hoá đặc sắc; từ những loài thú sừng lớn cho tới những loài hiếm khi bắt gặp.
Báo cáo khẳng định tương lai của chúng dường như vô định và quá muộn để bàn chuyện tương lai. Tuy nhiên, theo WWF, để loài thuộc bộ móng guốc không tuyệt chủng, Chính phủ các nước trong khu vực cần tăng cường bảo vệ và nỗ lực hơn nữa trong việc phục hồi sinh cảnh và quần thể loài.
“Mặc dù việc săn bắn và phá huỷ sinh cảnh do con người tạo ra đang xoá sổ nhanh chóng quần thể những loài kỳ diệu này, nhưng vẫn còn kịp cứu chúng nếu các chính phủ cân nhắc kỹ vấn đề đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học khi đưa ra các quyết định", tiến sĩ Thomas Gray, cán bộ quản lý Chương trình Bảo tồn Loài của WWF-Greater Mekong cho biết.
Cũng theo tiến sĩ Gray, 4 loài mới được phát hiện trong vòng 20 năm qua ở khu vực là điều "không gì so sánh được". Tuy nhiên, những tư liệu về loài động vật móng guốc có vú của khu vực hiện còn hạn chế. Việc tìm thấy loài sao la năm 1992 được xem là một trong những phát hiện độc đáo của ngành động vật học thế kỷ 20, nhưng giới khoa học vẫn chưa thể quan sát chúng trong tự nhiên, và việc khó phát hiện ra loài thú bí ẩn này đã ngăn cản các nhà khoa học ước tính số lượng quần thể của loài một cách chính xác.
“Tiến trình phát triển đang thu hẹp sinh cảnh của sao la. Thêm vào đó, mối đe doạ lớn nhất đối với chúng là săn bắn bất hợp pháp. Sao la thường bị mắc bẫy do thợ săn đặt để đánh bẫy loài thú khác”, tiến sỹ Gray cho biết thêm.
“Tại Việt Nam, một phương pháp thực thi pháp luật mới, do dự án Cacbon và Đa dạng sinh học hỗ trợ đang có kết quả tốt. Những cán bộ tuần tra rừng người địa phương đã tháo gỡ hơn 14.000 bẫy thú hàng năm trong các chuyến tuần tra trong các khu bảo tồn", tiến sỹ Gray nói.
Loài mang nhỏ thứ hai trên thế giới là loài mang lá (Muntiacus putaoensis) được phát hiện lần đầu tại Myanmar năm 1999. Việc bắt gặp loài này hiếm hoi đến nỗi giới khoa học hiện vẫn chưa có đủ thông tin về tình trạng và khu vực phân bố của chúng.
Trong khi đó, nai Sambar là một trong những loài móng guốc khổng lồ trên thế giới cũng đã giảm nhanh chóng trên toàn bộ khu vực Mekong do săn bắn.
Quần thể bò rừng, được coi là một trong những loài gia súc hoang dã đẹp và duyên dáng nhất, đã giảm 80% từ cuối những năm 1960.
Bò xám. Ảnh: WWF.
Trên toàn châu Á, gia súc hoang dã và các loài nai lớn là con mồi chính của hổ, vì vậy bảo tồn loài thú móng guốc của khu vực liên quan trực tiếp tới số phận của loài hổ hiện đang ngày càng suy giảm về số lượng. Bên cạnh đó, các loài động vật móng guốc là nguồn thức ăn quan trọng đối với ba loại kền kền hiện đang bị đe doạ nghiêm trọng là kền kền đầu đỏ, kền kền mỏ thon và kền kền Ben-gan.
“Tình trạng của nai và các loài gia súc hoang dã là một chỉ số về sự khoẻ mạnh, đa dạng và bền bỉ của môi trường tự nhiên của toàn bộ khu vực Tiểu vùng sông Mekong", tiến sĩ Gray kết luận.
Hương Thu
Loài sao la. Ảnh: WWF.
WWF vừa công bố báo cáo mới có tên "Vùng vẫy nơi rừng sâu" đề cập đến các loài hoang dã thuộc Tiểu vùng sông Mekong mở rộng gồm Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanmar, Campuchia và một phần Trung Quốc. Báo cáo nói đến 13 loài thuộc bộ móng guốc, từ loài nai có kích thước nhỏ cho đến loài mang biểu tượng văn hoá đặc sắc; từ những loài thú sừng lớn cho tới những loài hiếm khi bắt gặp.
Báo cáo khẳng định tương lai của chúng dường như vô định và quá muộn để bàn chuyện tương lai. Tuy nhiên, theo WWF, để loài thuộc bộ móng guốc không tuyệt chủng, Chính phủ các nước trong khu vực cần tăng cường bảo vệ và nỗ lực hơn nữa trong việc phục hồi sinh cảnh và quần thể loài.
“Mặc dù việc săn bắn và phá huỷ sinh cảnh do con người tạo ra đang xoá sổ nhanh chóng quần thể những loài kỳ diệu này, nhưng vẫn còn kịp cứu chúng nếu các chính phủ cân nhắc kỹ vấn đề đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học khi đưa ra các quyết định", tiến sĩ Thomas Gray, cán bộ quản lý Chương trình Bảo tồn Loài của WWF-Greater Mekong cho biết.
Cũng theo tiến sĩ Gray, 4 loài mới được phát hiện trong vòng 20 năm qua ở khu vực là điều "không gì so sánh được". Tuy nhiên, những tư liệu về loài động vật móng guốc có vú của khu vực hiện còn hạn chế. Việc tìm thấy loài sao la năm 1992 được xem là một trong những phát hiện độc đáo của ngành động vật học thế kỷ 20, nhưng giới khoa học vẫn chưa thể quan sát chúng trong tự nhiên, và việc khó phát hiện ra loài thú bí ẩn này đã ngăn cản các nhà khoa học ước tính số lượng quần thể của loài một cách chính xác.
“Tiến trình phát triển đang thu hẹp sinh cảnh của sao la. Thêm vào đó, mối đe doạ lớn nhất đối với chúng là săn bắn bất hợp pháp. Sao la thường bị mắc bẫy do thợ săn đặt để đánh bẫy loài thú khác”, tiến sỹ Gray cho biết thêm.
“Tại Việt Nam, một phương pháp thực thi pháp luật mới, do dự án Cacbon và Đa dạng sinh học hỗ trợ đang có kết quả tốt. Những cán bộ tuần tra rừng người địa phương đã tháo gỡ hơn 14.000 bẫy thú hàng năm trong các chuyến tuần tra trong các khu bảo tồn", tiến sỹ Gray nói.
Loài mang nhỏ thứ hai trên thế giới là loài mang lá (Muntiacus putaoensis) được phát hiện lần đầu tại Myanmar năm 1999. Việc bắt gặp loài này hiếm hoi đến nỗi giới khoa học hiện vẫn chưa có đủ thông tin về tình trạng và khu vực phân bố của chúng.
Trong khi đó, nai Sambar là một trong những loài móng guốc khổng lồ trên thế giới cũng đã giảm nhanh chóng trên toàn bộ khu vực Mekong do săn bắn.
Quần thể bò rừng, được coi là một trong những loài gia súc hoang dã đẹp và duyên dáng nhất, đã giảm 80% từ cuối những năm 1960.
Bò xám. Ảnh: WWF.
Trên toàn châu Á, gia súc hoang dã và các loài nai lớn là con mồi chính của hổ, vì vậy bảo tồn loài thú móng guốc của khu vực liên quan trực tiếp tới số phận của loài hổ hiện đang ngày càng suy giảm về số lượng. Bên cạnh đó, các loài động vật móng guốc là nguồn thức ăn quan trọng đối với ba loại kền kền hiện đang bị đe doạ nghiêm trọng là kền kền đầu đỏ, kền kền mỏ thon và kền kền Ben-gan.
“Tình trạng của nai và các loài gia súc hoang dã là một chỉ số về sự khoẻ mạnh, đa dạng và bền bỉ của môi trường tự nhiên của toàn bộ khu vực Tiểu vùng sông Mekong", tiến sĩ Gray kết luận.
Hương Thu
chilaemthoi- Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013
Similar topics
» Những động vật tuyệt chủng nổi tiếng
» Cần 450 tỷ đồng để thu hồi 36 nhà siêu mỏng ở Hà Nội
» Hạ nhiệt cho động vật bằng đồ ăn đông lạnh
» Người ích kỷ sẽ tuyệt chủng
» Cơ chế hoạt động của vòi nước tự động
» Cần 450 tỷ đồng để thu hồi 36 nhà siêu mỏng ở Hà Nội
» Hạ nhiệt cho động vật bằng đồ ăn đông lạnh
» Người ích kỷ sẽ tuyệt chủng
» Cơ chế hoạt động của vòi nước tự động
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết