Sim So Dep , Sim Phong Thuy
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Học trò 10 tuổi cõng em vượt núi tới lớp

Go down

Học trò 10 tuổi cõng em vượt núi tới lớp Empty Học trò 10 tuổi cõng em vượt núi tới lớp

Bài gửi  chilaemthoi Wed Sep 11, 2013 4:51 pm

Để vượt qua chặng đường 2 km tới trường, anh em Sơn phải đi bộ mất cả tiếng đồng hồ, có những lúc phải đi chân đất để khỏi trơn ngã.
Điểm trường Thành Công là khu lẻ xa nhất, sâu nhất của trường Tiểu học Lũng Cao 2, thuộc xã Lũng Cao (Bá Thước, Thanh Hóa). Nhà Vi Văn Sơn (10 tuổi) ở ngay đầu con dốc cao, khó đi của bản Thành Công. Cậu em Vi Văn Xứng bị liệt chân từ nhỏ, hàng ngày đến trường trên lưng của anh. Cõng em trai 7 tuổi, bàn chân Sơn bám chặt xuống mặt đường đất đỏ và đá lổn nhổn. Đến đoạn đường trơn, cậu phải bỏ dép, đi đất để khỏi trượt ngã. Đi được một quãng, Sơn vừa xốc cho em ngồi gọn trên lưng, vừa kéo quần để khỏi tuột.

Bóng trường thấp thoáng phía xa, Sơn mím chặt môi rồi bước nhanh hơn. Qua khỏi cánh đồng với con đường bùn đất lầy lội là tới điểm trường Thành Công. Gần cổng trường có những vũng nước nhỏ, em dừng lại rồi vội nhúng bàn chân, rửa bớt bùn đất, xỏ dép rồi mới vào lớp. Nghe tiếng trống, Sơn nhanh chân đưa em vào phòng học lớp Một rồi ù chạy về lớp Năm trước khi thầy giáo bước vào.



Hàng ngày Sơn đi bộ 2 km bùn lầy đưa em tới trường. Ảnh: Hoàng Phương.

Bố mẹ lên nương cả ngày, việc học của hai anh em do Sơn đảm nhận. Buổi sáng, cả hai ăn vội bát cơm nguội rồi sửa soạn tới trường. Năm học mới bắt đầu được ít ngày, cậu học trò có thêm nhiệm vụ đưa đón em đi học. "Xứng nhẹ cân nên em cõng không mệt lắm. Thế này đã nhằm nhò gì so với mỗi lần đi rừng kiếm củi", Sơn gãi đầu cười.

Trong lớp, Sơn học khá, luôn giành danh hiệu học sinh tiên tiến. Môn học tốt nhất của em là Toán. Sơn bảo, học lớp Năm rồi nhưng em chưa có ước mơ gì to lớn, chỉ mong trước mắt được đi học rồi mới tính sau.

Cậu học sinh nổi tiếng láu cá, hay đầu têu những trò nghịch ngợm trong lớp nhưng lại rất thương em trai. Ra chơi, Sơn thường chạy xuống lớp Một thăm em, rồi cùng các bạn cõng Xứng ra ngoài chơi. Hôm nào anh không xuống, Xứng được bạn học bế ra gần cửa lớp, ngồi nhìn các anh chị chơi đánh đáo, đánh cù, nhảy dây. Xứng có khuôn mặt thông minh, đôi chân buông thõng lúc nào cũng lấm lem bùn đất. Em được thầy giáo chủ nhiệm Hà Quản đánh giá tiếp thu bài khá nhanh.

"Việc Xứng cố gắng đến lớp đã là một nỗ lực rất lớn rồi. Nếu duy trì đến lớp đều đặn, không nghỉ học thì em có thể theo học lâu hơn nữa", thầy Quản cho hay. Thầy có ý định đến tận nhà kèm thêm để các em không bỏ trường lớp. Bố mẹ không biết chữ nên buổi tối, Sơn thường kèm Xứng học bài tập viết và đếm số tự nhiên.



Bố bị tâm thần, mẹ bận công việc, hai chị em Vân tự bảo ban nhau học hành. Ảnh: Hoàng Phương.

Cùng lớp với Sơn có em Lê Thị Vân (14 tuổi) cũng hàng ngày cõng em tới lớp. Vân người xóm Ho, ở tận trong núi sâu thuộc bản Thành Công. Hàng ngày, Vân cõng theo em gái Lê Thị Nhiệt 6 tuổi bước chân ra khỏi nhà lúc 5h30. Quãng đường 4 km phải băng qua 3 con suối nhỏ cùng nhiều đoạn dốc khúc khuỷu. Hai chị em đi bộ khoảng 1 tiếng rưỡi thì đến. Nhiều lúc mỏi lưng, gặp đoạn bằng phẳng, Vân lại cho Nhiệt xuống đi bộ một đoạn.

Vân cho hay, trong xóm Ho có nhiều bạn học cùng trường. Sáng sớm, bạn í ới gọi, rồi chờ hai chị em ở con dốc đầu xóm cùng đi học. Suốt chặng đường, các em ríu rít nói chuyện nên không thấy mệt, quãng đường đi học dường như ngắn lại rất nhiều.

Dù hai chị em cầm ô che nhưng sương núi dày đặc vẫn thấm ướt vai cô chị, ướt tóc cô em. Những ngày mưa bất chợt, hai chị em bẻ tạm cành cọ che cho đỡ ướt cặp sách. Ấy vậy mà đến được trường thì quần áo vẫn ướt. "Lúc đó, hai chị em lại cùng nhau hát bài Đi học, có đoạn cọ xòe ô che nắng ấy ạ", Vân cười hồn hậu.



Các em nhỏ rất chịu khó học hành nên được thầy cô quý mến. Ảnh: Hoàng Phương.

Bố bị bệnh tâm thần, mẹ quanh quẩn với rẫy và nương nên hai chị em tự bảo ban nhau học. Bản Ho không có điện, hai chị em tranh thủ học ban ngày. Buổi tối thắp đèn dầu đọc lại bài một lúc rồi đi ngủ sớm, dành sức ngày mai đến trường. Vân và Nhiệt thường mang theo một vắt cơm nhỏ ăn cho đỡ đói để có sức về nhà.

Cô học trò 14 tuổi cao tồng ngồng, còn rụt rè khi tiếp xúc với người lạ. Gặng hỏi mãi, Vân mới chịu trả lời: "Em Nhiệt còn bé, lại không biết gì, đường đi học xa nên em phải cõng". Cô bé Nhiệt có đôi mắt to tròn, cả buổi chỉ bẽn lẽn cười, nép sau vai chị mà không nói câu nào.

Cùng học lớp Một với Xứng và Nhiệt còn có em Vi Văn Hảo (7 tuổi), cũng bị liệt chân từ nhỏ. Hàng ngày, bố mẹ phải cõng em đến trường, hoặc nhờ bạn bè dìu đi. Hảo học trước quên sau nhưng rất ham đến lớp.

Thầy Ngân Văn Thoa, điểm trưởng khu Thành Công cho biết, hai học trò Vi Văn Sơn và Lê Thị Vân là những học sinh khá nhất khu lẻ này. Từ lớp Hai đến nay, 2 em luôn đạt danh hiệu học sinh tiên tiến. "Việc học ở đây còn quá vất vả, học sinh tiên tiến đã là một sự phấn đấu rất lớn của các em rồi", thầy Thoa trăn trở.

Cả điểm lẻ Thành Công có 54 học sinh, từ lớp 1 đến lớp 5, chủ yếu là dân tộc Mường. Thầy dạy chữ cho trò, trò lại dạy tiếng Mường cho thầy để thầy cô có thể nói chuyện được với người dân. Nhiều thầy cô cắm bản tâm sự: "Học sinh nơi đây có những trường hợp nghỉ học chỉ vì cái đói, cái nghèo bắt phải lên nương, lên rẫy, chứ thực lòng các em rất ham học".

Hoàng Phương

chilaemthoi

Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết